Giật mình tuổi thọ của đồ gia dụng, chớ dại dùng cố
Ngay cả khi bao bì không cung cấp thông tin về tuổi thọ đồ gia dụng này, bạn cũng nên thay thế sau thời gian sử dụng. Việc dùng cố có thể giúp tiết kiệm song không có lợi cho sức khỏe.
Định Tâm (Theo BS)
Xem toàn bộ ảnh
Khăn lau nhà bếp. Những chiếc khăn sợi nhỏ là vật dụng tuyệt vời, làm sạch bề mặt không để lại vệt, hút nước, lau bụi rất tốt. Dù vậy, mỗi chiếc khăn lau như vậy chỉ có thể chịu được 500 lần giặt. (Ảnh: BS, minh họa)
Khi giặt, bạn nên đặt chúng vào túi lưới hoặc giặt riêng với các món đồ khác. Nguyên nhân bởi cấu trúc của những chiếc khăn này rất dễ thu hút xơ vải từ quần áo. Đồng thời, bạn không nên dùng nước xả vải cho khăn lau, làm giảm độ bền của chúng.
Kem dưỡng. Sử dụng các loại kem dưỡng, ngoài hạn sử dụng ghi trên bao bì, bạn nên chú ý đến thời gian mở hộp. Cụ thể, tuýp kem sau khi mở có thể dùng tối đa 1 năm. Trong khi đó, kem đựng trong hũ chỉ nên dùng trong vòng 6 tháng. Quá trình sử dụng, vi khuẩn từ tay có thể thâm nhập vào chất kem, khiến chúng dễ hỏng hơn.
Dao cạo râu. Tùy vào kiểu dáng, dao cạo sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Với loại dao cạo dùng 1 lần, bạn nên vứt bỏ ngay khi sử dụng. Các loại dao khác có thời gian sử dụng dao động từ 3-10 lần. Nếu dao cạo có dấu hiệu cùn, lưỡi để lại vết cắt hoặc kích ứng da thì cũng nên loại bỏ.
Thảm phòng tắm. Thảm phòng tắm nên thay mới sau 2 năm sử dụng. Được biết, thảm phòng tắm thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm cao, khó khô hoàn toàn. Bên cạnh đó, phần đế cao su càng tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển mạnh.
Bàn chải bát đĩa. So với miếng bọt biển, bàn chải bát đĩa có nhiều ưu điểm hơn như dễ làm sạch các mảnh vụn thức ăn, tránh cặn thức ăn kẹt lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dù vậy, bàn chải bát đĩa nên được thay thường xuyên vì lớp lông bàn chải trở nên mỏng, dễ gãy theo thời gian. Nếu không nhìn thấy hư hại bằng mắt thường, bạn nên mua bàn chải mới sau 4-6 tháng sử dụng.
Thìa cao su. Thìa cao su được yêu thích bởi màu sắc bắt mắt, độ bền cao. Tuy vậy, thìa cao su cần được thay thế khoảng 2 năm một lần hoặc bất kỳ khi nào chúng có dấu hiệu biến dạng để đảm bảo sức khỏe người dùng. Nguyên nhân bởi thìa thường tiếp xúc với thức ăn nhiệt độ cao, thấp đột ngột. Theo thời gian, những vết nứt nhỏ, trầy xước sẽ xuất hiện trên lớp phủ, khiến các chất lạ dính vào đồ ăn.
Dao gọt hoa quả. Dao gọt hoa quả là đồ vật rất ít được thay định kỳ. Hầu hết mọi người không nhận thấy rủi ro sức khỏe từ những con dao dùng lâu ngày. Thực tế, dao gọt hoa quả rất dễ bị rỉ sét do trái cây, rau củ có tính axit. Để nâng cao tuổi thọ của đồ gia dụng, bạn nên mài lưỡi dao mỗi tuần 1 lần.
Dép đi trong nhà. Nhiều người ngạc nhiên khi biết dép ấm đi trong nhà cần thay sau 6 tháng sử dụng. Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, đồng thời giữ cho ngón chân luôn ấm áp, khỏe mạnh.
Băng gâu. Băng gâu rất cần thiết khi có nốt phồng rộp hoặc vết thương bất ngờ. Tích trữ chúng trong nhà là cần thiết song sản phẩm này có hạn sử dụng khoảng 5 năm. Qua khoảng thời gian này, băng gâu mất khả năng sát trùng, hoạt động không hiệu quả.
Kính râm. Rất ít người quan tâm đến việc thay kính râm sau thời gian sử dụng. Thực tế, kính râm sẽ mất đi lớp phủ chống tia cực tím sau 1-2 năm sử dụng. Ngoài mắt kính, gọng kính và các phụ kiện như ốc vít, bản lề cũng nên thay sau 1-3 năm sử dụng.
Mút trang điểm. Mút xốp là vật dụng phổ biến khi trang điểm, giúp tán kem nền đều màu. Điều đáng bàn, cấu tạo của mút xốp khiến tế bào da và các sản phẩm làm đẹp dễ tích tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để tránh kích ứng, mụn trứng cá, bạn nên thay chúng sau 3 tháng sử dụng. Sau mỗi lần dùng, bạn nên rửa sạch, phơi khô ở nơi thoáng khí, tránh nấm mốc.
Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)