Giết chết 2 mãnh tướng, Gia Cát Lượng phạm phải sai lầm lớn

Nếu Gia Cát Lượng không giết hai mãnh tướng này, Thục Hán có thể đã thay đổi cục diện.

Gia Cát Lượng được coi là một trong những cánh tay phải đắc lực của Lưu Bị. Kể từ khi nhận lời phò tá Lưu Bị, ông đã hết lòng trợ giúp vị quân chủ này từng bước có được cơ đồ, lập nên nhà Thục Hán, cùng phân tranh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô.

Sau khi Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng và không lâu sau qua đời ở thành Bạch Đế khi sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở, Gia Cát Lượng nhận trọng trách phò tá Hậu chủ Lưu Thiện và hết lòng xây dựng, củng cố cho chính quyền Thục Hán.

Giet chet 2 manh tuong, Gia Cat Luong pham phai sai lam lon

Gia Cát Lượng phạm phải sai lầm khi giết chết 2 mãnh tướng này. Ảnh: Sohu

Từng có nhiều mưu kế đỉnh cao giúp Thục Hán từng bước xây dựng thế lực vững chắc trong Tam Quốc, tuy nhiên, Gia Cát Lượng mắc phải sai lầm. Đó là sai lầm khi sử dụng người và ra lệnh giết chết hai vị tướng, khiến sức mạnh của quân Thục bị suy giảm nhiều. Nếu như vị thừa tướng này có thể giữ được một trong hai vị tướng trên, có lẽ Thục Hán sẽ không sớm rơi vào thảm cảnh diệt vong.

Vậy, hai vị tướng đó là những ai?

Mã Tắc

Mã Tắc là người Nghi Thành, Tương Dương. Mã Tắc có 5 anh em trai, trong đó người anh Mã Lương là tài giỏi nhất. Mã Tắc và Mã Lương đi theo Lưu Bị từ khi vị quân chủ này đang trấn giữ Kinh Châu.

Giet chet 2 manh tuong, Gia Cat Luong pham phai sai lam lon-Hinh-2

Mã Tắc từng được Gia Cát Lượng trọng dụng. Ảnh: Sohu

Mã Tắc cũng là người có tài nên được Gia Cát Lượng rất trọng dụng, thường cùng trao đổi, thảo luận về các chiến lược quân sự.

Tuy nhiên, Lưu Bị lại đánh giá Mã Tắc tương đối thấp. Thậm chí, trước khi qua đời (năm 223), Lưu Bị đã nhắc nhở Gia Cát Lượng rằng không nên trọng dụng Mã Tắc vì đó là người khoác lác, hay nói quá sự thật.

Thế nhưng Gia Cát Lượng lại 'phớt lờ' lời cảnh báo của Lưu Bị. Ông vẫn hay gọi Mã Tắc đến thảo luận về việc quân sự.

Một trong những chiến lược quân sự nổi bật nhất của Mã Tắc chính là đánh vào nhân tâm. Khi đó, Lưu Bị vừa qua đời, Gia Cát Lượng tập trung vào việc ổn định đất nước, nhưng cuối cùng vẫn phải dẫn quân đi Nam chinh để dẹp loạn ở Nam Trung. Trước khi lên đường, Gia Cát Lượng có hỏi Mã Tắc về kế sách ứng phó. Mã Tắc khuyên Gia Cát Lượng: "Công tâm là thượng sách, công thành là hạ sách; tâm chiến là thượng sách, binh chiến là hạ sách...".

Gia Cát Lượng đã làm theo kế của Mã Tắc, không dùng những biện pháp cứng rắn để trấn áp. Thay vào đó, thừa tướng của Thục Hán nhiều lần bắt rồi tha cho Mạnh Hoạch, thủ lĩnh của lực lượng nổi dậy. Cuối cùng, Mạnh Hoạch cũng cảm phục và xin quy phục Thục Hán.

Đến năm 228, khi Gia Cát Lượng mang quân thực hiện chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất, Ngụy Minh Đế Tào Duệ phái Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra để đối địch.

Lúc bấy giờ, nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng nên dùng mãnh tướng dày dạn kinh nghiệm chiến đấu như Ngụy Diên, Ngô Ý. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng lại bất ngờ chọn Mã Tắc làm tiên phong, cùng với Vương Bình cầm quân ra trấn thủ ở Nhai Đình.

Khi đến Nhai Đình, Mã Tắc đã không làm theo phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng, dẫn đến sự hỗn loạn trong nội bộ toàn quân. Vương Bình nhiều lần khuyên can nhưng đều vô ích vì Mã Tắc không nghe.

Cuối cùng, Mã Tắc đại bại, Nhai Đình thất thủ. Đại quân của Thục Hán không thể tiến được nữa, buộc phải lui về Hán Trung.

Sau khi trở về, Gia Cát Lượng đã ra lệnh chém đầu Mã Tắc (khi đó ông mới 39 tuổi) để làm nghiêm quân pháp. Một số tướng lĩnh của Thục Hán đã phản đối việc Gia Cát Lượng ra lệnh giết Mã Tắc và bày tỏ sự thương xót trước cái chết của ông.

Nếu Gia Cát Lượng cho Mã Tắc cơ hội được sống để lập công chuộc tội thì có lẽ kết cục của Thục Hán cũng không sớm rơi vào cảnh diệt vong như vậy.

Lưu Phong

Lưu Phong là con nuôi của Lưu Bị. Ông là một vị tướng dũng mãnh, thiện chiến. Tài năng của Lưu Phong sớm bộc lộ khi còn rất trẻ.

Ở độ tuổi 20, Lưu Phong từng cùng Triệu Vân và nhiều mãnh tướng khác tham gia chiến dịch Tây Xuyên, chiếm được Ích Châu. Sau đó, Lưu Phong được giao làm tổng chỉ huy, cùng với Mạnh Đạt tiến đánh Thái thú Thân Đam của Lưu Chương. Kết quả, Thái thú Thân Đam đầu hàng, Lưu Phong lập công nên được Lưu Bị phong làm Phó tướng quân, trấn thủ quận Phòng Lăng.

Xét về thân phận và năng lực, Lưu Phong hữa hẹn sẽ có một tương lai sáng, nhưng cuối cùng lại chịu kết cục bi thảm. Nguyên nhân ban đầu được cho là liên quan đến cái chết của Quan Vũ.

Giet chet 2 manh tuong, Gia Cat Luong pham phai sai lam lon-Hinh-3

Lưu Phong bị xử tử hóa ra là do nguyên nhân sâu xa khác. Ảnh: Sohu

Theo đó, trong lúc Quan Vũ đang cùng đường phải chạy ra Mạch Thành để chờ viện binh thì Lưu Phong và Mạnh Đạt lại án binh bất động không đến cứu. Kết quả là Quan Vũ bị quân Ngô bắt và giết chết.

Kinh Châu mất khiến Thục Hán chịu tổn thất nghiêm trọng. Lưu Bị muốn trách thì Quan Vũ cũng đã chết rồi. Do đó, mọi cơn giận lúc bấy giờ có lẽ đều hướng đến Lưu Phong.

Tuy nhiên, Lưu Bị ban đầu cũng không có ý định giết Lưu Phong bởi suy cho cùng vị quân chủ của Thục Hán hiểu rõ rằng Lưu Phong chỉ mới chiếm được Thượng Dung, nền tảng vẫn chưa vững chắc, nên chưa thể có lực để đi cứu Quan Vũ.

Do Gia Cát Lượng tác động thêm nên Lưu Bị cuối cùng mới ra quyết định xử tử Lưu Phong.

Bấy giờ, Gia Cát Lượng nói rằng, Lưu Phong tính tình kiên cường dũng mãnh, nếu sau này Lưu Bị qua đời sẽ rất khó kiểm soát, thậm chí là có thể đe dọa đến địa vị của con trai ruột là Lưu Thiện, gây nên tai họa về sau. Do đó, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị nên xử lý Lưu Phong ngay lập tức.

Đây cũng là vấn đề khiến Lưu Bị lăn tăn suy nghĩ. Cuối cùng, ông quyết định đẩy Lưu Phong vào chỗ chết.

Suy cho cùng, cái chết của Lưu Phong hóa ra có nguyên nhân sâu xa từ cuộc chiến thừa tự.

Mất Mã Tắc, Lưu Phong, khiến Gia Cát Lượng rơi vào tình thế khó xử sau này, đặc biệt là sau khi Lưu Bị qua đời, Hậu chủ Lưu Thiện lên ngôi. Thục Hán rơi vào tình cảnh khó khăn khi thiếu hụt nhân tài.

Gia Cát Lượng tuy là kỳ tài, cả đời "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi" vì Lưu Bị và nhà Thục Hán, nhưng do có quá ít người để dựa vào nên cuối cùng cũng kiệt sức và qua đời vì làm việc quá sức.

Cái chết của Mã Tắc và Lưu Phong quả là một tổn thất lớn đối với Thục Hán. Hai người tuy có mắc sai lầm nhưng không phải tội chết. Nếu giữ được một trong hai thì Gia Cát Lượng cũng sẽ vơi bớt gánh nặng và kết cục của Thục Hán cũng sẽ khác.

Mắc diệu kế của Gia Cát Lượng, vì sao Tào Tháo tấm tắc khen?

Gia Cát Lượng nổi tiếng là quân sư tài ba, liệu sự như thần. Trong số này, diệu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Khổng Minh khiến Tào Tháo mắc lừa nhưng vẫn tấm tắc khen ngợi đối thủ.

Mac dieu ke cua Gia Cat Luong, vi sao Tao Thao tam tac khen?
 Quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ là Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long. 

Vì sao Gia Cát Lượng không thẳng tiến Trường An?

Những khu vực chiến lược trọng yếu, mang ý nghĩa quyết định thành bại, luôn là mục tiêu chiếm lĩnh xưa nay của các nhà chiến lược quân sự, trong đó có Gia Cát Lượng.

Vi sao Gia Cat Luong khong thang tien Truong An?

Gia Cát Lượng nhiều lần tiến hành bắc phạt, mục tiêu chiến lược là đánh chiếm Lũng Hữu, nhưng đều không thành công. Ảnh: Baidu.

Khi đọc lịch sử Tam quốc, rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao trong vài chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đều không làm theo đề nghị của Ngụy Diên, đó là từ Tử Ngọ Cốc tiến đánh thẳng tới Trường An? Đây không chỉ là vấn đề về chiến lược quân sự, mà còn liên quan rất lớn đến chính trị nội bộ của Thục Hán.

Như vậy, nội bộ thế lực của Thục Hán gồm có những phe phái nào? Rất nhiều người biết các phe phái trong nội bộ Thục Hán chủ yếu phân thành phái Kinh Châu và phái Ích Châu. Tuy nhiên, ngoài hai phái này, trong quá trình đoạt lấy Tây Xuyên, Lưu Bị còn tiếp nhận một phái lớn đó là quân Tây Lương do Mã Siêu mang đến.

So với phái Kinh Châu và phái Ích Châu, khả năng của phái Tây Lương trong nội bộ Thục Hán cũng không thể coi thường. Quân Tây Lương của Mã Siêu có thể tiêu diệt quân Tào Tháo trên chiến trường, sức chiến đấu không phải bình thường. Trong khi đó, khi Bắc phạt, Gia Cát Lượng cũng rất coi trọng quân Tây Lương, em trai Mã Siêu là Mã Đại cũng luôn cùng Gia Cát Lượng tham gia vài lần bắc phạt.

Gia Cát Lượng mấy lần đánh Ngụy, đã quyết tâm và kiên trì tấn công Lũng Hữu, bởi vì nơi đây chính là quê nhà của quân Tây Lương. Mặc dù Trường An là một trong những thành trì quan trọng nhất khi đó, nhưng giá trị chiến lược của Trường An e rằng còn kém hơn nhiều so với tấn công Lũng Hữu.

Bởi Lũng Hữu có được sự bảo vệ của núi Lũng Sơn, có thể dựa vào thế hiểm yếu để phòng thủ. Năm 30 sau Công nguyên, vài vạn đại quân Đông Hán đến Lũng Hữu, thuộc cấp của Quy Ngao là Vương Nguyên bịt kín đường Lũng Hữu và cố thủ, quân Hán tiến công nghi binh bất lợi phải rút về Quan Trung, sau đó Quy Ngao đã dựa vào Lũng Hữu kháng cự được đại quân Đông Hán trong 4 năm.

Có thể thấy, địa thế của Lũng Sơn hiểm yếu, dễ thủ khó công. Nếu Gia Cát Lượng tấn công Lũng Hữu thì mức độ an toàn của đắc địa được tăng lên rất lớn.

Hơn nữa, Lũng Hữu có rất nhiều tuấn mã, chiếm lĩnh được nơi này thì có thể giành được nguồn lực này, từ đó tổ chức huấn luyện kỵ binh, giúp cho quân Thục tăng mạnh tính cơ động linh hoạt trên chiến trường.

Ngoài ra, phần lớn tuấn mã của kỵ binh Tào Ngụy đều lấy từ Lũng Hữu (số ít lấy từ U Châu và Tịnh Châu), một khi quân Thục chiếm lĩnh Lũng Hữu thì chắc chắn sẽ quét sạch Tào Tháo, hầu như sẽ làm tái xuất hiện kỵ binh Tây Lương ở Trường An.

Bên cạnh đó, Lũng Hữu có địa thế bằng phẳng, thích hợp cho tích trữ lương thảo. Sau khi chiếm lĩnh Lũng Hửu, quân Thục có thể không cần phải tiếp tục vất vả vận chuyển lương thực từ đất Thục tới. Từ đó có thể tiết kiệm rất lớn về nhân lực, vật lực và tài lực.

Tuy nhiên, sau 5 lần tiến hành bắc phạt, Gia Cát Lượng đã không thể đánh chiếm được nơi này.

Tin mới