Giới trẻ thích thú những điểm du lịch có dấu chân của “Bác Hồ“

Giới trẻ thích thú những điểm du lịch có dấu chân của “Bác Hồ“

(Kiến Thức) - Nhân kỉ niệm 128 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/51890 - 19/5/2018) giới trẻ đã đưa ra những địa điểm du lịch lịch sử gắn liền với những bước chân của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Xem toàn bộ ảnh
Nhà sàn  Bác Hồ tại Hà Nội là một trong những địa điểm tham quan tại Hà Nội mang tính văn hóa, in đậm dấu ấn lịch sử. Đây là nơi sống và làm việc lâu đời nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Nhà sàn Bác Hồ tại Hà Nội là một trong những địa điểm tham quan tại Hà Nội mang tính văn hóa, in đậm dấu ấn lịch sử. Đây là nơi sống và làm việc lâu đời nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Hiện nay, nhà sàn Bác Hồ được coi là điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng có lẽ quan trọng hơn cả chính là tâm hồn của Bác, tình yêu thương của Bác đã biến nơi này đến nay không chỉ là một nơi du lịch mà còn là một chuyến đi trở về kí ức, trở về thời đại cũ của một con người hết lòng vì dân, vì nước.
Hiện nay, nhà sàn Bác Hồ được coi là điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng có lẽ quan trọng hơn cả chính là tâm hồn của Bác, tình yêu thương của Bác đã biến nơi này đến nay không chỉ là một nơi du lịch mà còn là một chuyến đi trở về kí ức, trở về thời đại cũ của một con người hết lòng vì dân, vì nước.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Trong di chúc, lãnh tụ Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Trong di chúc, lãnh tụ Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Nhiều năm nay, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, đã trở thành một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiều năm nay, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, đã trở thành một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện tại, ngôi nhà đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật giản dị về Bác Hồ. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, có cửa sau thông ra 35 phố Hàng Cân.
Hiện tại, ngôi nhà đang lưu giữ nhiều hình ảnh và kỷ vật giản dị về Bác Hồ. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trong khu phố cổ buôn bán sầm uất, có cửa sau thông ra 35 phố Hàng Cân.
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thuộc địa phận xóm Đoàn Kết, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Đây vốn là ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Văn Dương được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm nơi ở và làm việc cho Bác từ ngày 3/12/1946 đến ngày 19/12/1946.
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thuộc địa phận xóm Đoàn Kết, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Đây vốn là ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Văn Dương được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm nơi ở và làm việc cho Bác từ ngày 3/12/1946 đến ngày 19/12/1946.
Hiện nay, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc đã trải qua nhiều lần tu bổ tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu kiến trúc như những ngày Bác Hồ về ở và làm việc. Ngoài phòng khách và các công trình bổ trợ xung quanh, di tích còn căn gác tầng 2 được bố trí các hiện vật và đồ dùng như ngày Bác Hồ ở, tầng 1 là phòng trưng bày bổ trợ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc và một gian trưng bày về truyền thống cách mạng phường Vạn Phúc.
Hiện nay, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc đã trải qua nhiều lần tu bổ tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu kiến trúc như những ngày Bác Hồ về ở và làm việc. Ngoài phòng khách và các công trình bổ trợ xung quanh, di tích còn căn gác tầng 2 được bố trí các hiện vật và đồ dùng như ngày Bác Hồ ở, tầng 1 là phòng trưng bày bổ trợ sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc và một gian trưng bày về truyền thống cách mạng phường Vạn Phúc.
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945.
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945.
Cũng tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu.
Cũng tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu.
Mời quý độc giả xem clip Đến Thăm Khu Nhà Sàn Bác Hồ - Ký Sự Hà Nội - Nguồn: Youtube