Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) sắp chi hơn 35 tỷ đồng trả cổ tức

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed (NSC) thông báo chốt ngày 25/6 để thực hiện thanh toán cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Ngày thanh toán dự kiến vào 24/7. 

Giong cay trong Viet Nam (Vinaseed) sap chi hon 35 ty dong tra co tuc
CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam chia cổ tức tiền mặt 20% 

Theo đó, Vinaseed thông báo ngày chốt quyền 25/6 để thanh toán cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%. Tức mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng, dự kiến chi trả vào ngày 24/7.

Ước tính, với hơn 17,57 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinaseed sẽ chi ra hơn 35 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức lần này.

Kết thúc quý 1/2024, Vinaseed mang về doanh thu thuần 68,5 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng, nhưng mức tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận gộp trong quý tăng mạnh 66% lên 20 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, các khoản chi phí trong quý của công ty đều phát sinh mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, chi phí bán hàng đạt 5,9 tỷ đồng, tăng 28%; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng; tăng 95% so với quý 1/2023. Sau khi trừ các chi phí, Vinaseed báo lãi quý 1/2024 đạt 6,85 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vinaseed đạt 645 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu kỳ. Đáng chú ý là sự gia tăng mạnh mẽ của hàng tồn kho, từ 68 tỷ đồng đầu kỳ gấp đôi lên 142 tỷ đồng vào cuối kỳ. Mức tăng này chủ yếu do sự gia tăng của thành phẩm tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nợ phải trả của công ty đạt 249 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu kỳ. Nguyên nhân chính là do công ty phát sinh thêm khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 94 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận khoản này.

Giong cay trong Viet Nam (Vinaseed) sap chi hon 35 ty dong tra co tuc-Hinh-2
 Tình hình kinh doanh của Vinaseed qua các năm

Theo tìm hiểu, Vinaseed tiền thân là trại giống cấp 1 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thành lập vào năm 1968. Năm 2018, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Vinaseed tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn và chính thức đổi tên thành Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam.

Vinaseed đang theo đuổi ba lĩnh vực kinh doanh chính: nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất kinh doanh giống cây trồng; chuyển giao dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; và sản xuất kinh doanh nông sản theo chuỗi giá trị.

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay Vinaseed có hàng chục công ty và trung tâm trực thuộc cùng một văn phòng đại diện tại tỉnh Oudomxay, Lào.

Vinaseed hiện còn đang đầu tư vào Công ty CP Tập đoàn Thaibinh Seed, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lượng cổ phần nắm giữ là 194.126 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 19,49%. Giá trị góp vốn tính đến thời điểm hiện tại là hơn 26 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu này được duy trì ổn định trong những năm trước đó.

Người đứng sau điều hành và tạo nền móng cho Vinaseed là nữ doanh nhân Trần Kim Liên (sinh năm 1958). Còn người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hiện nay là doanh nhân trẻ Nguyễn Quang Trường, giữ chức vụ Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị. Ông Trường, sinh ngày 23/08/1988, được bổ nhiệm vào ngày 02/07/2020.

Giong cay trong Viet Nam (Vinaseed) sap chi hon 35 ty dong tra co tuc-Hinh-3
Bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam 
Năm 2023, Vinaseed chi trả thù lao cho Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc tổng cộng hơn 11,8 tỷ đồng. Trong vai trò thành viên Hội đồng Quản trị, cả bà Trần Kim Liên và ông Nguyễn Quang Trường đều nhận mức thù lao 250 triệu đồng/năm, tăng 70 triệu so với 180 triệu đồng năm 2022.
Trong vai trò điều hành, bà Trần Kim Liên nhận thù lao hơn 2,5 tỷ đồng, còn ông Nguyễn Quang Trường nhận hơn 3,6 tỷ đồng, đây là mức thù lao cao nhất được ghi nhận tại Vinaseed.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/06, cổ phiếu NSC đứng tại mức giá 74.900 đồng/cổ phiếu, tăng 0,54% so với phiên trước đó.

Kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024

(Vietnamdaily) - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,66% trong Q1/2024, tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2023. Dù còn một số rủi ro tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng GDP 6% trong Q2/2024 và lạm phát được kiểm soát.

Kinh te Viet Nam duy tri da tang truong trong nua cuoi nam 2024
Q1/2024, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng Q1 mạnh nhất kể từ năm 2020 

Theo ngân hàng UOB, Việt Nam khởi đầu năm 2024 với kết quả tăng trưởng GDP 5,66% trong Q1/2024, mức cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020. Con số này nối tiếp đà tăng trưởng của các quý trước, với 6,72% trong quý 4/2023 và 5,33% trong quý 3/2023, vượt qua mức tăng 3,41% của quý 1 năm 2023.

Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của quý 1/2024 được thúc đẩy bởi sự phục hồi đáng kể của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, cùng với sự tăng tốc trong hoạt động thương mại quốc tế. Đây là những yếu tố đã đảo ngược xu hướng suy giảm trong suốt năm 2023 và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực.

Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5/2024, đạt mức 50,3. Đây là lần tăng thứ tư tích cực trong 5 tháng đầu năm, cho thấy động lực tăng trưởng vẫn còn mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 cũng tăng 8,9% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp trong năm 2024.

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận tháng thứ ba tăng trưởng hai con số, với mức tăng 15,8% so với cùng kỳ trong tháng 5, so với 10,6% trong tháng 4. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 29,9% so với cùng kỳ từ mức 19,9% của tháng 4. Từ đầu năm đến tháng 5, xuất khẩu tăng 16% và nhập khẩu tăng 18,6%, đảo ngược tình hình giảm sút trong năm trước.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu - Ngân hàng UOB tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024 (mục tiêu chính thức là 6,0-6,5%).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách chủ chốt trong năm 2024. Điều này nhằm cân bằng giữa sự phục hồi kinh tế ổn định, áp lực lạm phát vừa phải và đồng VNĐ yếu đi so với USD. Thay vì thay đổi lãi suất, NHNN đang tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, các lĩnh vực tăng trưởng mới, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và nhà ở xã hội.

Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng đến ngày 10/5/2024 đã tăng 1,95% kể từ đầu năm, tương đương mức tăng 264,4 nghìn tỷ đồng. Con số này thấp so với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 14-15%, tương đương khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, cho vay ngân hàng đã tăng 13,5% so với cùng kỳ, so với mục tiêu 14-15% của năm.

Với các hoạt động đang được cải thiện, tỷ lệ lạm phát dao động ngay dưới mục tiêu, cũng như những lo ngại về đồng nội tệ, khả năng hạ lãi suất đã giảm đi. Việc tăng lãi suất vào thời điểm này có thể có nguy cơ cản trở môi trường tín dụng và thanh khoản. Do đó, UOB tin rằng NHNN sẽ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,50% hiện tại và tập trung nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cũng như các biện pháp hỗ trợ khác.

Mặc dù các yếu tố cơ bản trong nước được cải thiện, đồng VNĐ vẫn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của USD trên diện rộng trong năm 2023. Tuy nhiên, VNĐ có xu hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2024 do áp lực từ USD giảm và sự ổn định rõ ràng hơn của nền kinh tế Trung Quốc.

NHNN đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soát biến động tỷ giá, giúp ổn định đồng VNĐ. Theo UOB, USD/ VNĐ cập nhật là 25.200 trong Q3/2024 và 25.000 trong Q4/2024

Thặng dư thương mại trong tháng 5/2024 đạt 7,8 tỷ USD, thấp hơn mức 9,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng khá lạc quan, với dòng vốn FDI kể từ đầu năm tăng 7,8% lên 8,3 tỷ USD trong tháng 5, nhanh nhất trong giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2018.

Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 5, được hỗ trợ bởi lĩnh vực dịch vụ nhà hàng và lưu trú (15,1%) và du lịch (45,1%).

Trong khi những rủi ro bên ngoài như xung đột ở Đông Âu và Trung Đông vẫn tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế, Việt Nam được củng cố bởi sự phục hồi của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cùng những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra. Dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2024 đạt 6% so với cùng kỳ và dự báo cả năm 2024 là 6,0%, phù hợp với mục tiêu chính thức từ 6,0-6,5%.

Khoảng 2.122 chiếc ôtô của Nhà máy VEAM nằm phơi nắng mưa

Sau 4 lần đấu giá trong 3 năm bất thành, hàng nghìn ôtô của Nhà máy VEAM tại Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa trị giá gần 1.000 đã bị bốc hơi lên tới hàng trăm tỷ đồng. 

Khoang 2.122 chiec oto cua Nha may VEAM nam phoi nang mua

Nếu không có giải pháp khắc phục, lo ngại khối tài sản hàng trăm tỷ này thành đống sắt vụn đang hiện hữu.