Giữa nhiều “lùm xùm”, Eximbank muốn thù lao HĐQT ít nhất 15 tỷ

Tổng mức thù lao của HĐQT Ngân hàng Eximbank năm 2018 là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ đồng.

Thù lao HĐQT Eximbank năm 2018 được đề xuất là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ đồng. Ảnh: IT.
 Thù lao HĐQT Eximbank năm 2018 được đề xuất là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ đồng. Ảnh: IT.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank , mã chứng khoán EIB) vừa công bố các tài liệu dự thảo cho kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.4 tới. Trong các tài liệu này, đáng chú ý là tờ trình các khoản thù lao và kinh phí hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát được công bố.
Cụ thể, về mức tổng thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT năm 2018, phía ngân hàng đề xuất tổng mức thù lao của HĐQT là 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ đồng. Đồng thời, mức ngân sách hoạt động của HĐQT năm 2018 (bao gồm các chi phí thường xuyên phục vụ cho hoạt động của HĐQT như chi phí đi công tác kể cả chi phí xăng dầu, tiếp khách, cước điện thoại... chi phí mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm trách nhiệm) cũng được đề xuất là 7,5 tỷ đồng.
Về mức tổng thù lao và ngân sách hoạt động của Ban Kiếm soát năm 2018, căn cứ điều kiện và khả năng của Eximbank hiện nay, đồng thời có tham khảo với mức thù lao của các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng đề xuất đại hội cổ đông xem xét phê duyệt quỹ thù lao riêng cho Ban Kiểm soát năm 2018 là 8 tỷ đồng.
Mức kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát Ngân hàng Eximbank năm 2018 cũng được đề xuất là 650 triệu đồng.
Cơ sở để đề xuất mức kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát, theo Eximbank, trong năm 2018 Ban Kiểm soát tiếp tục tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ, đặc biệt kế hoạch kiểm toán năm 2018 sẽ thực hiện kiểm toán 40 đơn vị, trong đó kiểm toán 18 đơn vị ngoài địa bàn TP.HCM (tăng 4 đơn vị so với 2017). Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát sẽ tiếp tục tái cấu trúc bộ máy kiểm toán nội bộ nhằm phát huy tối đa năng lực hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ...
Cũng tại đại hội sắp tới, Eximbank cũng trình cổ đông tờ trình về kinh phí hoạt động và thù lao của Ban Kiểm soát năm 2017. Theo Eximbank, kinh phí hoạt động của Ban kiểm soát năm 2017 là 576,2 triệu đồng (gồm chi phí công tác 194,2 triệu đồng và chi phí đào tạo, hội thảo, tập huấn...382 triệu đồng). Ngoài ra, mức thù lao của Ban Kiểm soát năm 2017 cũng được đề xuất là 6,5 tỷ đồng.
Câu chuyện về mức thù lao và kinh phí hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát Eximbank luôn là vấn đề “nóng” trong các kỳ đại hội cổ đông gần đây của Eximbank.
Tại kỳ đại hội cổ đông thường niên năm 2017, tờ trình về thù lao Ban Kiểm soát năm 2017 đã không được cổ đông thông qua. Riêng về thù lao của HĐQT, tại đại hội cổ đông năm 2017 cũng nổi lên vấn đề đòi lại 52 tỷ đồng thù lao đã chi vượt từ năm 2013 đến 2015 cho HĐQT cũ.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Khách mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: Ngân hàng có phải bồi thường?

(Kiến Thức) - Khách hàng giao dịch với ngân hàng chứ không giao dịch với cá nhân cán bộ ngân hàng. Họ gửi tiền cho ngân hàng chứ không phải cho gửi cho một cá nhân nào đó. Do vậy, ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản tiền gửi…

Vụ việc bà C.T.B - một nữ đại gia trong giới thủy sản gửi tiền tiết kiệm bị ông Lê Nguyễn Hưng, Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM làm giả giấy tờ, chữ ký để chiếm đoạt 245 tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhất là thời gian qua, xuất hiện nhiều trường hợp tiền gửi ở ngân hàng “không cánh mà bay” khiến chủ tài khoản hoang mang, lo lắng.
Dư luận quan tâm, việc ông Lê Nguyễn Hưng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 245 tỷ đồng của khách hàng, trách nhiệm bồi thường số tiền trên thuộc về ai khi bản thân ông Hưng đang bỏ trốn.

Tin mới