Giúp Liên Xô đánh bại phát xít, STV-40 lại nhận cái kết "đắng"

Giúp Liên Xô đánh bại phát xít, STV-40 lại nhận cái kết "đắng"

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Liên Xô cũng từng được trang bị một khẩu súng trường bán tự động cực kỳ nguy hiểm nhưng số phận của nó lại không hề may mắn.

Xem toàn bộ ảnh
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, súng trường bán tự động SVT-40 của Liên Xô là một trong những loại vũ khí kiểu mẫu "mở đường" cho sự ra đời của súng trường tấn công. Khi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một mẫu súng trườn tấn công hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: Tube.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, súng trường bán tự động SVT-40 của Liên Xô là một trong những loại vũ khí kiểu mẫu "mở đường" cho sự ra đời của súng trường tấn công. Khi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một mẫu súng trườn tấn công hoàn chỉnh. Nguồn ảnh: Tube.
SVT-40 có tên đầy đủ là Tokarev SVT-40 - viết tắt của  Súng trường bán tự động Tokarev. Khẩu súng này được thiêt skees bởi Fedor Tokarev và Sergei Gavrilovich Simonov. Nguồn ảnh: Warhistory.
SVT-40 có tên đầy đủ là Tokarev SVT-40 - viết tắt của Súng trường bán tự động Tokarev. Khẩu súng này được thiêt skees bởi Fedor Tokarev và Sergei Gavrilovich Simonov. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khẩu súng này được sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thay vì cơ chế lên đạn từng viên một, súng trường SVT-40 lại sử dụng cơ chế trích khí ngược, cho phép người lính bắn liên tục tới lúc hết đạn mà chỉ cần lên đạn một lần duy nhất. Nguồn ảnh: Footage.
Khẩu súng này được sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thay vì cơ chế lên đạn từng viên một, súng trường SVT-40 lại sử dụng cơ chế trích khí ngược, cho phép người lính bắn liên tục tới lúc hết đạn mà chỉ cần lên đạn một lần duy nhất. Nguồn ảnh: Footage.
Việc sử dụng khẩu súng trường bán tự động này thay thế cho các khẩu súng trường kéo khóa nòng từng viên một đã khiến các sư đoàn súng trường của Liên Xô có sức mạnh và hỏa lực cực kỳ kinh hoàng. Nguồn ảnh: Vegan.
Việc sử dụng khẩu súng trường bán tự động này thay thế cho các khẩu súng trường kéo khóa nòng từng viên một đã khiến các sư đoàn súng trường của Liên Xô có sức mạnh và hỏa lực cực kỳ kinh hoàng. Nguồn ảnh: Vegan.
Tổng cộng đã có 1.600.000 khẩu SVT-40 từng được Liên Xô chế tạo. Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn súng trường tiêu chuẩn của Liên Xô thời bấy giờ, đó là cỡ đạn 7,62x54mmR. Nguồn ảnh: Vegan.
Tổng cộng đã có 1.600.000 khẩu SVT-40 từng được Liên Xô chế tạo. Khẩu súng này sử dụng cỡ đạn súng trường tiêu chuẩn của Liên Xô thời bấy giờ, đó là cỡ đạn 7,62x54mmR. Nguồn ảnh: Vegan.
Việc sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR cho STV-40 một sức mạnh hoàn hảo, với sức công phá vượt trội, tầm bắn xa và có tốc độ bắn nhanh hơn các mẫu súng trường thông thường. Điều duy nhất gây khó khăn cho người lính đó là độ giật của khẩu SVT-40 là không dễ chịu chút nào, nhất là khi bắn ở tốc độ nhanh. Nguồn ảnh: Vegan.
Việc sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR cho STV-40 một sức mạnh hoàn hảo, với sức công phá vượt trội, tầm bắn xa và có tốc độ bắn nhanh hơn các mẫu súng trường thông thường. Điều duy nhất gây khó khăn cho người lính đó là độ giật của khẩu SVT-40 là không dễ chịu chút nào, nhất là khi bắn ở tốc độ nhanh. Nguồn ảnh: Vegan.
Sử dụng trích khí ngang, khẩu súng trường bán tự động này có thể đạt tốc độ bắn tối đa lên tới 180 viên mỗi phút, nghĩa là nhanh gấp 6 lần so với loại súng trường Mosin-Nagant phổ biến của toàn bộ quân đội Liên Xô lúc trước đó. Nguồn ảnh: Veteran.
Sử dụng trích khí ngang, khẩu súng trường bán tự động này có thể đạt tốc độ bắn tối đa lên tới 180 viên mỗi phút, nghĩa là nhanh gấp 6 lần so với loại súng trường Mosin-Nagant phổ biến của toàn bộ quân đội Liên Xô lúc trước đó. Nguồn ảnh: Veteran.
Gia tốc đầu nòng của súng trường bán tự động SVT-40 cũng thực sự đáng nể khi nó có gia tốc lên tới 840 mét/giây. Gia tốc này cho phép nó có khả năng hạ gục mục tiêu ở khoảng cách 500 mét một cách dễ dàng. Thậm chí tầm bắn hiệu quả của SVT-40 còn lên tới 1000 mét khi sử dụng kèm với ống ngắm quang học. Nguồn ảnh: Veteran.
Gia tốc đầu nòng của súng trường bán tự động SVT-40 cũng thực sự đáng nể khi nó có gia tốc lên tới 840 mét/giây. Gia tốc này cho phép nó có khả năng hạ gục mục tiêu ở khoảng cách 500 mét một cách dễ dàng. Thậm chí tầm bắn hiệu quả của SVT-40 còn lên tới 1000 mét khi sử dụng kèm với ống ngắm quang học. Nguồn ảnh: Veteran.
Do có tầm bắn xa và khả năng bắn liên tục, SVT-40 đã được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa với khả năng bắn phát thứ hai gần như ngay lập tức nếu viên đầu tiên trượt mục tiêu. Đảm bảo các mục tiêu đắt giá sẽ không thể thoát được khỏi tầm ngắm của khẩu súng này. Nguồn ảnh: Veteran.
Do có tầm bắn xa và khả năng bắn liên tục, SVT-40 đã được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa với khả năng bắn phát thứ hai gần như ngay lập tức nếu viên đầu tiên trượt mục tiêu. Đảm bảo các mục tiêu đắt giá sẽ không thể thoát được khỏi tầm ngắm của khẩu súng này. Nguồn ảnh: Veteran.
Sử dụng hộp tiếp đạn chỉ 10 viên, khẩu súng trường bán tự động này cung cấp hỏa lực đủ mạnh cho binh lính nhưng cũng có độ nhỏ gọn nhất định, cho phép người lính nằm bắn một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Veteran.
Sử dụng hộp tiếp đạn chỉ 10 viên, khẩu súng trường bán tự động này cung cấp hỏa lực đủ mạnh cho binh lính nhưng cũng có độ nhỏ gọn nhất định, cho phép người lính nằm bắn một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Veteran.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu SVT-40 đã sớm bị "hắt hủi" khi quân đội Liên Xô đã được trang bị các loại súng mới như AK-47 và SKS. Một loạt các khẩu SVT-40 sau đó được Liên Xô trang bị cho các nước đồng minh và xuất hiện trong nhiều cuộc chiến như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, hay thậm chí là cả chiến tranh Chechen. Nguồn ảnh: Veteran.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khẩu SVT-40 đã sớm bị "hắt hủi" khi quân đội Liên Xô đã được trang bị các loại súng mới như AK-47 và SKS. Một loạt các khẩu SVT-40 sau đó được Liên Xô trang bị cho các nước đồng minh và xuất hiện trong nhiều cuộc chiến như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, hay thậm chí là cả chiến tranh Chechen. Nguồn ảnh: Veteran.
Công bằng mà nói, SVT-40 của Liên Xô và M1 Garand của Mỹ có phần tương đồng. Duy chỉ có một điểm thua thiệt của khẩu SVT-40 đó là nó có hộp đạn gắn ngoài, làm súng cồng kềnh hơn. Nguồn ảnh: Rodinu.
Công bằng mà nói, SVT-40 của Liên Xô và M1 Garand của Mỹ có phần tương đồng. Duy chỉ có một điểm thua thiệt của khẩu SVT-40 đó là nó có hộp đạn gắn ngoài, làm súng cồng kềnh hơn. Nguồn ảnh: Rodinu.
Bằng chứng cho độ ưu việt của khẩu SVT-40 so với các loại vũ khí bộ binh cùng thời khác đó là không những được sử dụng bởi quân đội Liên Xô, nó còn được sử dụng bởi quân đội Phần Lan và quân đội Đức quốc xã như một chiến lợi phẩm quý giá. Nguồn ảnh: WWII.
Bằng chứng cho độ ưu việt của khẩu SVT-40 so với các loại vũ khí bộ binh cùng thời khác đó là không những được sử dụng bởi quân đội Liên Xô, nó còn được sử dụng bởi quân đội Phần Lan và quân đội Đức quốc xã như một chiến lợi phẩm quý giá. Nguồn ảnh: WWII.
Thậm chí, tới những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, khoảng 7500 khẩu SVT-40 đã được Phần Lan bán thẳng cho... Mỹ để phục vụ mục đích sưu tầm. Nguồn ảnh: History.
Thậm chí, tới những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, khoảng 7500 khẩu SVT-40 đã được Phần Lan bán thẳng cho... Mỹ để phục vụ mục đích sưu tầm. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: Khẩu SVT-40 hơn 70 tuổi vẫn còn mới cứng và khai hỏa tốt, chứng tỏ khả năng làm súng của Liên Xô.

GALLERY MỚI NHẤT