Xem toàn bộ ảnh
Theo Al Jazeera, Javied Aslam, 50 tuổi, người đứng đầu tổ chức Cộng đồng Pakistan tại Hy Lạp, vẫn luôn nhớ về ngày Luqman bị sát hại tại thủ đô Athens. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) |
“Họ đã tấn công khoảng 1.000 công nhân. Và không có thành viên nào trong Đảng phát xít mới Golden Dawn ở Hy Lạp bị trừng phạt cho tới khi Luqman bị đâm chết. Hai kẻ giết người bị bắt giữ”, Aslam, người chuyển tới Hy Lạp sinh sống từ năm 1996, kể lại. |
Các công nhân nhập cư đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc tuần hành chống phát xít tại Hy Lạp trong những năm gần đây. Họ thường đổ xuống đường phố biểu tình sau khi các vụ tấn công nhằm vào những người dân nhập cư xảy ra. |
Các vụ đánh đập và đe dọa xảy ra tại Goritsa, ngôi làng nơi Mahmoud sinh sống và làm việc, trong suốt nhiều tháng qua. “Tại Gortisa, hầu hết các gia đình đều có nạn nhân. Trong hai năm qua, không chỉ tôi mà nhiều người khác đã bị tấn công”, Mahmoud chia sẻ. |
Đa số các vụ bạo lực xảy ra nhằm vào người tị nạn và dân nhập cư. |
Những công nhân nhập cư Pakistan, chiếm khoảng 90% số lao động được thuê làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hy Lạp, luôn bị gây khó dễ trong công việc. |
Không chỉ bị tấn công, người dân Pakistan tại Hy Lạp phải chật vật để tìm kiếm nơi ở. |
Số người Pakistan tại Goritsa bị tấn công gia tăng trong năm 2017. Nhiều dân nhập cư đã quyết định chuyển tới những địa điểm an toàn hơn. Tuy nhiên, Mahmoud vẫn quyết bám trụ tại nơi này. |
Mahmoud chia sẻ: “Không có ông chủ nào giúp đỡ chúng tôi. Nếu tôi nói sẽ tham gia biểu tình, ông chủ tôi sẽ không để tôi đi”. |
Theo ước tính, cộng đồng dân nhập cư ở Hy Lạp, đặc biệt là di dân Pakistan, có tới 50.000 người và họ đổ về quốc gia Địa Trung Hải này kể từ những năm 1970. |
Cả Ashfaq Mahmoud (trái) và Qamar Zaman (phải) đều là nạn nhân của các vụ bạo lực nhằm vào người nhập cư ở Hy Lạp năm 2017. |
Mời độc giả xem thêm video: Lao động nhập cư bị đối xử tệ bạc ở Qatar năm 2013 (Nguồn: VTC14)