Góc tối hãi hùng bên trong đường dây đưa người di cư trái phép

(Kiến Thức) - Mới đây, dư luận thế giới rúng động việc phát hiện 39 thi thể trong một thùng xe đông lạnh ở Anh. Sự kiện này khiến nhiều người nhớ đến bà trùm băng đảng “Đầu Rắn” điều hành một đường dây đưa người di cư trái phép khét tiếng.

Được gọi bằng cái tên giản dị "chị Bình" (tên đầy đủ là Trịnh Thúy Bình), người phụ nữ này là bà trùm băng đảng “Đầu Rắn”. Bà đứng sau đường dây đưa người di cư trái phép khét tiếng chuyên đưa người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Anh, Mỹ và một số nước phương Tây.
Sinh năm 1949 tại Phúc Châu, Trịnh Thúy Bình lấy chồng cùng quên năm 1969. Sau đó, bà đến Hong Kong làm ăn, rồi sang định cư tại New York, Mỹ vào năm 1982. Tại đây, bà bắt đầu đưa người cùng quê sang Mỹ rồi dần mở rộng địa bàn hoạt động sang một số nước phương Tây.
Goc toi hai hung ben trong duong day dua nguoi di cu trai phep
Bà trùm băng đảng “Đầu Rắn” - Trịnh Thúy Bình. Ảnh: Getty. 
Theo đó, băng đảng “Đầu Rắn” ra đời tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong suốt hơn 20 năm, "chị Bình" - bà trùm “xã hội đen” cùng các thành viên trong đường dây đưa hàng trăm nghìn người dân Trung Quốc khao khát đổi đời đến miền đất hứa với mức giá khoảng 25.600 USD cho mỗi người kể từ đầu thập niên 1980. Theo đó, băng đảng của "chị Bình" kiếm được khoảng 40 triệu USD từ công việc này.
Đa số những người liên hệ với băng đảng “Đầu Rắn” của "chị Bình" không có tiền trả ngay. Theo đó, sau khi đến nơi an toàn, "chị Bình" cho người đến bắt cóc, đánh đập, hãm hiếp họ cho đến khi người thân của họ ở quê nhà cam kết trả nợ.
Băng đảng “Đầu Rắn” còn có cách khác để đòi nợ khách hàng là lấy tiền lương từ những công việc tay chân sau khi họ được đưa tới các nước phương Tây an toàn. Trong khi nhiều người được đưa đến nơi an toàn thì cũng có một số người nhập cư chết trong chuyến hành trình nguy hiểm đến miền đất hứa.
Điển hình là sự việc xảy ra năm 1993. Khi ấy, một tàu hàng cũ nát chở gần 300 di dân mắc cạn ngoài bờ biển Rockaways, New York, Mỹ khiến 10 người chết. Khi ấy, danh tiếng của "chị Bình" và băng đảng "Đầu Rắn" được biết đến nhiều hơn.

Video: Mỹ căng mình ngăn làn sóng nhập cư (nguồn: VTC14)

Sau sự kiện trên, bà trùm băng đảng “Đầu Rắn” rời Mỹ nhưng bị bắt tại Hong Kong. Kế đến, "chị Bình" bị dẫn độ về Mỹ năm 2000 và bị đưa ra xét xử. Tại tòa, bà trùm này bị cáo buộc nhiều tội danh liên quan đến hoạt động đưa người di cư trái phép. Đến năm 2006, "chị Bình" bị tuyên án 35 năm tù. Thế nhưng, bà trùm “xã hội đen” với biệt danh “Chị Ping” qua đời khi đang thụ án tại nhà tù ở Texas vào năm 2014. Dù bà trùm này bị bắt và qua đời nhưng băng đảng “Đầu Rắn” vẫn tiếp tục hoạt động đưa người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ, Anh... trong những năm qua với nhiều thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh hơn.

10 trùm ma túy “máu mặt” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trùm ma túy Ấn Độ Dawood Ibrahim Kaskar được cho là sở hữu khối lượng tài sản khủng 6 tỷ USD và từng có quan hệ cực thân thiết với trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Griselda Blanco được mệnh danh là “Mẹ đỡ đầu của cocaine" và cũng là một trong những trùm ma túy nguy hiểm nhất mọi thời đại. Ả từng là người buôn lậu ma túy nhiều nhất ở Cartel Medellin với hàng tấn cocaine tuồn vào New York, Miami, và Nam California. Năm 1975, chuyến hàng nặng 150 kg ma túy của ả bị cơ quan chức năng bắt giữ. Nhưng trùm ma túy này may mắn thoát thân và chuyển đến Colombia làm ăn. Trong 10 năm tiếp theo, Blanco tiếp tục buôn bán hàng cấm và sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Ả bị cáo buộc giết hại và ra lệnh cho đàn em thủ tiêu hơn 200 người.
 Griselda Blanco được mệnh danh là “Mẹ đỡ đầu của cocaine" và cũng là một trong những trùm ma túy nguy hiểm nhất mọi thời đại. Ả từng là người buôn lậu ma túy nhiều nhất ở Cartel Medellin với hàng tấn cocaine tuồn vào New York, Miami, và Nam California. Năm 1975, chuyến hàng nặng 150 kg ma túy của ả bị cơ quan chức năng bắt giữ. Nhưng trùm ma túy này may mắn thoát thân và chuyển đến Colombia làm ăn. Trong 10 năm tiếp theo, Blanco tiếp tục buôn bán hàng cấm và sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Ả bị cáo buộc giết hại và ra lệnh cho đàn em thủ tiêu hơn 200 người.
Đến năm 1985, trùm ma túy nữ sa lưới pháp luật. Tuy nhiên, ả chỉ bị kết tội buôn lậu ma túy mà không phải đền tội cho những vụ giết người. Năm 2004, Blanco được trả tự do và sau đó bị trục xuất về Colombia. Người ta ước tính, bà trùm này sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu đô la mà không bị cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu. Năm 2012, một sát thủ đi xe máy đã bắn chết Blanco bằng hai phát đạn ghim vào đầu khi ả đang ở bên ngoài một cửa hàng bán thịt thuộc Medellin.
 Đến năm 1985, trùm ma túy nữ sa lưới pháp luật. Tuy nhiên, ả chỉ bị kết tội buôn lậu ma túy mà không phải đền tội cho những vụ giết người. Năm 2004, Blanco được trả tự do và sau đó bị trục xuất về Colombia. Người ta ước tính, bà trùm này sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu đô la mà không bị cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu. Năm 2012, một sát thủ đi xe máy đã bắn chết Blanco bằng hai phát đạn ghim vào đầu khi ả đang ở bên ngoài một cửa hàng bán thịt thuộc Medellin.

Điểm danh tướng cướp nổi tiếng Sài Gòn trước 1975

(Kiến Thức) - Những tên tướng cướp này có số phận rất khác nhau, người thì được kính nể vì sự nghĩa hiệp, kẻ thì bị ghê sợ vì những tội ác khủng khiếp…

Sơn Vương – tướng cướp hào hiệp

Sơn Vương tên thật là Trương Văn Thoại, sinh năm 1909 ở Gò Công (Tiền Giang ngày nay), lớn lên ông tham gia phong trào yêu nước của chí sĩ Nguyễn An Ninh. Năm 1926, Sơn Vương bị Pháp bắt khi đi nghe chí sĩ Nguyễn An Ninh diễn thuyết. Sau đó, ông học và theo nghề báo.

Tin mới