Grab đã đặt cược vào mảng hoạt động kinh doanh giao đồ ăn đang phát triển của mình để thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận trong dài hạn, theo một giám đốc điều hành cấp cao của Grab nói với CNBC.
"Chúng tôi đã thấy được sự tăng trưởng mạnh trong mảng kinh doanh giao đồ ăn", Kell Jay Lim, Giám đốc Grab ở Singapore, nói với CNBC. "Chúng tôi đã hợp tác với tất cả các doanh nghiệp giao thực phẩm trên khắp Đông Nam Á, nhưng không phải trên toàn khu vực".
Hoạt động giao đồ ăn của Grab mang tên GrabFood bắt đầu vào năm 2016, sau đó đã mở rộng ra khắp Đông Nam Á vào năm ngoái sau khi start-up này mua lại thị phần của Uber, bao gồm UberEats. Dịch vụ này đã có mặt ở hai thành phố của Indonesia vào đầu năm 2018 nhưng hiện đã xuất hiện ở hơn 200 thành phố chủ yếu trên khắp Indonesia và cả ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam.
Grab cho biết tổng khối lượng hàng hoá (GMV) trong mảng giao đồ ăn đã tăng 900% so với cùng kỳ năm ngoài vào tháng 6/2019. GMV là một số liệu thường được theo dõi bởi các công ty thương mại điện tử để đo tổng giá trị hàng hóa được bán trên nền tảng của họ.
Grab đang đẩy mạnh mảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á. |
CEO này cho biết tăng trưởng trong mảng giao đồ ăn vẫn còn rất lớn ở Đông Nam Á, nơi việc giao đồ ăn vẫn còn ở giai đoạn non trẻ so với các thị trường như Trung Quốc và Mỹ.
Hiệu suất của các công ty giao đồ ăn được theo dõi bằng nhiều biện pháp khác nhau bao gồm: lợi nhuận, GMV, tổng số nhà hàng trên nền tảng, khối lượng đặt hàng, số lượng tải ứng dụng và tỷ lệ sử dụng tài xế - là tổng số đơn đặt hàng tài xế có thể giao trong 1 giờ.
Grab từ chối tiết lộ tỷ lệ sử dụng tài xế, nhưng CEO Lim cho biết công ty giám sát tỷ lệ sử dụng tài xế rất chặt chẽ, vì đó là một thước đó rất quan trọng về lợi nhuận. Ông còn tiết lộ rằng Grab đang đầu tư vào các nền tảng công nghệ sẽ giúp cho họ tăng tỷ lệ sử dụng tài xế và làm cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Giành ngôi vương ở Đông Nam Á
Giao thức ăn không phải là một khái niệm mới, nhưng ở Đông Nam Á việc giao đồ ăn lại không quá phổ biến. Trước đây, khách hàng thường gọi trực tiếp cho các nhà hàng để đặt đồ ăn. Bây giờ, tất cả điều đó được thực hiện trên một ứng dụng đi động hoặc trên website, với nhiều sự lựa chọn hơn.
"Ở Đông Nam Á, các ứng dụng giao đồ ăn đã trở thành xu hướng trong một thời gian tương đối ngắn, và các công ty này hoạt động dựa trên tốc độ, sự thuận tiện và sự lựa chọn", theo Chandan Joshi, lãnh đạo thị trường mới nổi toàn cầu cho ngành công nghiệp tiêu dùng tại EY.
Những ứng dụng giao đồ ăn này trước đây chỉ được dùng bởi từ 10% - 20% dân số tại các thành phố lớn trong khu vực, nhưng hiện nay chúng được dùng bởi hơn 50% dân số, điều này cho thấy vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển trên thị trường giao đồ ăn.
Dịch vụ gọi đồ ăn đang phổ biến ở Đông Nam Á. |
Có nhiều nhà hàng trên nền tảng của mình và sử dụng phân tích dữ liệu trí tuệ nhân tạo để cá nhân hoá các đề xuất ở các thị trường khác nhau là những điều quan trọng đối với Grab, CEO Lim cho biết.
"Dựa trên hành vi đặt hàng của bạn là gì, sau đó chúng tôi cho thấy các nhà hàng có liên quan. Chúng tôi có hơn 200.000 nhà hàng trên nền tảng của chúng tôi trên khắp khu vực, chúng tối muốn những nhà hàng có liên quan đến sở thích của bạn để các nhân hoá người dùng".
Grab từ chối tiết lộ tổng số đơn đặt hàng được đặt trên ứng dụng của mình. Nhưng, công ty cho biết, họ xử lý khoảng 300.000 đơn hàng mỗi ngày tại Việt Nam và khoảng bốn triệu đơn hàng đã được đặt tại Thái Lan trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay.
Đối thủ của Grab là Gojek - một startup đến từ Indonesia đang trển khai các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán nói với CNBC rằng trong 8 tháng qua, quy mô hoạt động kinh doanh mảng giao đồ ăn của họ trên toàn khu vực Đông Nam Á đã tăng gấp đốc. Gojek tuyên bố họ đang phục vụ hơn 50 triệu đơn hàng mỗi tháng từ 400.000 nhà hàng ở 3 quốc gia khác nhau.
Con đường dẫn đến lợi nhuận
Vào tháng 6/2018, ngân hàng đầu tư của Thụy Sĩ UBS dự đoán thị trường giao đồ ăn trên toàn cầu có thể tăng trưởng gấp 10 lần trong thập kỷ tới, từ 35 tỷ USD vào năm 2018 lên 365 tỷ USD vào năm 2030. UBS còn cho biết nhiều bữa ăn nấu tại nhà sẽ được thay thế bằng những bữa ăn được giao từ nhà hàng hoặc các cửa hàng đồ ăn nhỏ lẻ.
"Dịch vụ gọi đồ ăn đã trở thành một sự thay thế cho thói quen nấu ăn tại nhà", Joshi chuyên gia của EY cho hay.
Về phần mình, các đối thủ của GrabFoob ở Đông Nam Á bao gồm Gojek, các công ty mới thành lập như Foodpanda và Deliveryoo có trụ sở tại Anh, đã tồn tại được khoảng hơn 6 năm. Nhưng sự cạnh trạnh ở mỗi quốc gia Đông Nam Á lại khác nhau hoàn toàn, vì dụ ở Indonesia là chiến trường của Grab và Gojek.
Gojek chính là đối thủ của Grab tại Đông Nam Á. |
Theo ông Marion, đồng sáng lập Bain & Company cho biết: "Thị trường giao đồ ăn đang rất khốc liệt, vì lĩnh vực giao đồ ăn tốn rất nhiều tiền để triển khai nhưng tỷ suất lợi nhuận khác cao".
Chi phí cận biên của việc giao hàng sẽ giảm xuống mức tối thiểu cho các nhà hàg, điều đó cho phép các công ty giao đồ ăn có khả năng cấu trức một thoả thuận mang lại cho họ nhiều hoa hồng hơn vào lợi nhuận tốt hơn.
CEO của Grab ông Kell Jay Lim đồng ý với quan điểm đó: "Chúng tôi thấy rằng ngành công nghiệp giao đồ ăn có lợi nhuận tốt hơn với dịch vụ gọi xe. Tôi tin rằng mảng kinh doanh giao đồ ăn sẽ thực sự thúc đẩy tăng trưởng của chúng tôi và đưa công ty đến lợi nhuận trong dài hạn".
Cạnh tranh không lành mạnh
Các thị trường giao đồ ăn trưởng thành ở Mỹ và trên khắp Tây Âu vẽ nên một bức tranh ảm đạm về sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, điều này cản trở lợi nhuận chung của họ.
"Các công ty thường chịu lỗ để giúp có nhiều giao dịch hơn bằng cách giảm giá các món ăn, điều đó tạo ra cạnh tranh không lành mạnh với các công ty mới thành lập", theo Sarwant Singh, giám đốc điều hành của Frost & Sullivan.
Do hậu quả của việc giảm giá, các công ty giao đồ ăn đấu tranh để kiếm lợi nhuận do tỷ lệ đốt tiền mặt cao, mặc dù doanh thu và đầu tư lớn. Điều đó đã khiến một số công ty giao đồ ăn phải phá sản, trong khi một số công ty khác đang hợp nhất để có thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký hơn.
Ở Đông Nam Á, thị trường đang ở trong giao đoạn chớm nở do phần lớn các hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng đang được thực hiện ngoại tuyến. Vì thế các công ty nên cố gắng để chiếm thị phần tại thời điểm này bằng việc hạ giá để đi trước.
Tuy nhiên, các startup như Grab và Gojek có lợi thế hơn so với nhiều đối thủ khác. Đó là họ có nhiều nguồn doanh thu trong các lĩnh vực khác như giao hàng hoá, gọi xe và tài chính.
Grab đang triển khai một mô hình mang tên GrabKitchen, một nỗ lực nhằm đánh chiếm triệt để khu vực Đông Nam Á. GrabKitchen như một địa điểm tập hợp nhiều nhà bếp, chế biến nhiều đồ ăn thức uống để phục vụ nhu cầu một cụm dân cư ở một khu vực nhất định. Tại Jakarta, Grab lập nhiều GrabKitchen để phục vụ nhu cầu của số đông người dân tại thành phố này.
Đông Nam Á có dân số đông hơn 600 triệu người và tầng lớp trung lưu đang ngày càng quen với việc mua sắm trực tuyến. Tổng chi tiêu bán lẻ trong khu vực là khoảng 600 tỷ USD, trong đó hơn một nửa - tương đương 350 tỷ USD được chi cho các cửa hàng tạp hóa và thực phẩm.