GRDP 5 địa phương cao nhất cả nước năm 2022 ra sao trong nửa đầu năm 2023?

Trong năm 2022, 5 địa phương ghi nhận tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước bao gồm Khánh Hoà, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hậu Giang và Hưng Yên. Sang đến năm 2023, tăng trưởng kinh tế của những địa phương này đã thay đổi?

1. Khánh Hòa

Với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 20,7% so với năm 2021, Khánh Hòa là tỉnh có tốc độ tăng GRDP cao nhất cả nước trong năm 2022.

Sang đến năm 2023, theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) dự báo được 28.041,5 tỷ đồng, tăng 7,86% so cùng kỳ năm trước, xếp vị trí thứ 9/63 của cả nước và thứ 2 của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Trong đó, GRDP phân theo ngành kinh tế tăng 8,78%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,55%. Đóng góp trong tổng mức tăng 7,86% của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,77%, làm tăng 0,1 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%, làm tăng 2,51 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 11,21%, làm tăng 5,31 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,55%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm.

Xét theo cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,3%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,06%; ngành dịch vụ chiếm 48,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,04% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm trước là: 13,91%; 29,53%; 46,82%; 9,74%).

2. Bắc Giang

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang năm 2022 ước đạt 19,8% (gấp gần 2,5 lần bình quân chung cả nước), cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ hai cả nước.

Số liệu của Cục Thống kê Bắc Giang chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 10,94%, đứng thứ 2 cả nước.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục khẳng định vai trò là động lực chính đóng góp tới 9,49 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung (Công nghiệp góp 9,27 điểm %, xây dựng đóng góp 0,22 điểm %); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,37 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 0,99 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,09 điểm %.

Quy mô GRDP (giá hiện hành) ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 82.011,9 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; ngành công nghiệp - xây dựng, chiếm 62,5% (giá trị tăng thêm đạt 51.228,6 tỷ đồng); dịch vụ chiếm 20,4% (giá trị tăng thêm đạt 16.764,7 tỷ đồng); nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,1% (giá trị tăng thêm đạt 12.416,2 tỷ đồng); thuế sản phẩm chiếm 1,95% (đạt 1.602,4 tỷ đồng).

3. Đà Nẵng

Mặc dù trong năm 2022, Đà Nẵng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nội tại và những bất ổn của tình hình thế giới, tuy nhiên thành phố đã có bước phục hồi khá mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, trong năm 2022, GRDP thành phố này ước tăng 14,05%, vượt xa so với mục tiêu đề ra là 6-7%, đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

Sang năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, GRDP Đà Nẵng ước tăng 3,74% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn mức tăng 7,23% của 6 tháng đầu năm 2022. Mặc dù vậy, so với 6 tháng đầu năm 2019, thời điểm chưa có dịch Covid-19, GRDP 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng 13,48%.

Với kết quả này, Đà Nẵng xếp thứ 3/5 thành phố trực thuộc Trung ương, thứ 6/8 tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải miền Trung và xếp vị trí 46/63 địa phương trên cả nước về tăng trưởng GRDP trong nửa đầu năm 2023.

Thứ hạng tăng trưởng GRDP của 5 địa phương từng tăng trưởng cao nhất cả nước năm 2022 thay đổi ra sao trong nửa đầu năm 2023? - Ảnh 1.

Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của 5 địa phương có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước năm 2022

Trong mức tăng 3,74% toàn nền kinh tế trong 6 tháng qua, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,22% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,15%, đóng góp 4,18 điểm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,40%, đóng góp 0,04 điểm; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 2,60%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm của mức tăng GRDP chung.

Quy mô nền kinh tế thành phố trong 6 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 64.784 tỷ đồng, mở rộng hơn 5.318 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, quy mô VA khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với gần 4.810 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mở rộng hơn 122 tỷ đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng mở rộng gần 17 tỷ đồng (trong đó, riêng lĩnh vực công nghiệp tăng 363 tỷ đồng, lĩnh vực xây dựng giảm 346 tỷ đồng).

Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ năm trước: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,73%; khu vực dịch vụ chiếm 69,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,93%. (Cùng kỳ năm 2022, cơ cấu của các khu vực tương ứng: 2,14%; 20,37%; 67,29% và 10,20%).

4. Hậu Giang

Năm 2022, Hậu Giang đã hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, có 13/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó một số chỉ tiêu rất trọng yếu như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội…

Tỉnh tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay, với 13,94%, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên thứ 4 cả nước (tăng trên 30 bậc so với năm 2021).

Sang năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, ước tính 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (theo giá so sánh 2010) được 14.362 tỷ đồng, đạt 47,88% kế hoạch năm, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 11% của 6 tháng đầu năm 2022, dẫn đầu cả nước.

Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước được 3.078 tỷ đồng, tăng 4,19% so cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022 tăng 4,49%), đạt 43,36% kế hoạch năm, đóng góp 0,98 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP, giá trị tăng thêm được 124 tỷ đồng.

Khu vực công nghiệp và xây dựng ước được 5.101 tỷ đồng, tăng 34,97% so cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022 tăng 26,26%) và đạt 53,24% so kế hoạch năm, đóng góp chung vào mức tăng trưởng GRDP là 10,51 điểm phần trăm, giá trị tăng thêm được 1.322 tỷ đồng.

Khu vực dịch vụ ước được 5.129 tỷ đồng, tăng 7,73% (6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,03%), đạt 48,56% kế hoạch năm, đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP với giá trị tăng thêm được 368 tỷ đồng.

Quy mô nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 27.495 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng như sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19,87%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,36%; khu vực dịch vụ chiếm 34,66%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,10%.

5. Hưng Yên

Năm 2022, Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,4%, cao nhất trong 12 năm gần đây, đứng thứ 5 trên tổng số 63 tỉnh, thành.

Sang đến nửa đầu năm 2023, theo Cục Thống kê địa phương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng năm 2023 ước tính tăng 8,21% so với cùng kỳ năm 2022. So với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên đứng thứ 4/11 tỉnh, thành phố và đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 2,28%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 7,43% (trong đó công nghiệp đạt 6,91%), đóng góp 4,47 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực thương mại, dịch vụ đạt 12,67%, đóng góp 2,97 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngành kinh doanh bất động sản có đóng góp lớn vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ (9,94 điểm phần trăm) và tăng trưởng chung của tỉnh (2,32 điểm phần trăm).


TPHCM tăng trưởng thấp kỷ lục: Nếu cứ sợ thì không dám làm gì cả!

Hiện Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, các địa phương nắm bắt và triển khai. Bản thân địa phương, hay người đứng đầu phải chủ động, linh hoạt, quyết tâm thực hiện. Nếu cứ sợ trách nhiệm thì không dám làm gì cả!

Sợ trách nhiệm

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng Viên cao cấp Học Viện Tài chính cho rằng, Quý I/2023 vừa qua có rất nhiều vấn đề trong tăng trưởng kinh tế và giải ngân đầu tư công của cả nước, và đặc biệt TPHCM.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Sau khi tăng trưởng GDP 6 tháng ước chỉ đạt 3,72%, thấp hơn so với kịch bản đã đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Không nằm ngoài dự đoán, sau khi các số liệu thống kê về tình hình kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2023 được công bố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023.

6 tháng cuối năm khó khả thi để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí chỉ là 6%, thì trong hai quý còn lại của năm, tốc độ tăng trưởng phải đạt ở mức rất cao, phải lên tới 8 - 9%.

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,72%
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Tin mới