GS.TSKH Vũ Hoàng Linh: Mạnh dạn đặt nguyện vọng ở ngành phù hợp nhất
GS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên các thí sinh nên mạnh dạn đặt nguyện vọng ở ngành, trường yêu thích và phù hợp nhất.
Mai Loan
Điểm chuẩn ngành “hot” tăng từ 0,25 đến 0,5 điểm
Sáng 20/7, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra dự báo điểm chuẩn năm 2024.
Các thí sinh được các thầy cô Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) tư vấn tuyển sinh sáng 20/7 tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Hoài Hương.
Theo nhận định của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 khá tương đồng so với năm 2023.
Mặc dù phổ điểm của một số môn có đôi chút dịch về phía điểm cao, nhưng theo dự đoán điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT xét tuyển, điểm chuẩn đại học năm 2024 các ngành của Trường không có nhiều thay đổi so với năm 2023.
Các ngành “hot” thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính và Thông tin; Khoa học dữ liệu; Kỹ thuật điện tử tin học và các ngành thuộc khối Sinh học, Hóa học, khoa học công nghệ thực phẩm nhận được sự quan tâm cao của xã hội, thu hút nhiều thí sinh đăng kí vẫn sẽ có điểm chuẩn cao, có thể tăng 0,25 đến 0,5 điểm so với năm ngoái.
Cụ thể, dự báo điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính và Thông tin; Khoa học dữ liệu dao động ở mức từ 34,0 – 35,5 điểm (thang điểm 40). Năm 2023, điểm chuẩn hai ngành này lần lượt là 34,7 và 34,85.
Chi tiết dự báo điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Ngành Toán học dự báo điểm chuẩn khoảng từ 33,0-34,0 điểm. Ngành Toán Tin, dự báo điểm chuẩn cũng từ mức 33,5-35,0 điểm. Các ngành này đều theo thang điểm 40. Năm 2023, điểm chuẩn ngành Toán học là 33,4 điểm, ngành Toán Tin là 34,25 điểm.
Dự báo điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 24-25.5 điểm. Ngành Sinh học, từ 22.5-24 điểm. Năm 2023, điểm chuẩn những ngành này lần lượt là 24,6 và 23,0 điểm (thang điểm 30).
Các ngành học còn lại về cơ bản điểm chuẩn có thể giữ nguyên như năm 2023, từ 20 điểm.
4 lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển
Tại thời điểm này, thí sinh đang đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho đến trước 17h 00 ngày 30/7/2024.
GS.TSKH.Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, GS.TSKH.Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, có 4 điểm mà ông muốn các thí sinh lưu ý khi đặt nguyện vọng xét tuyển để có được kết quả tốt nhất.
Trường hợp 1, nếu thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm vào một ngành và trường ưng ý (phù hợp năng lực, sở thích, học phí chấp nhận được) thì thí sinh hãy đặt nguyện vọng 1 vào ngành đó và đợi nhập học.
Trường hợp 2, nếu thí sinh đã trúng tuyển sớm, nhưng chưa thực sự ưng ý với ngành đã trúng tuyển, điểm thi THPT tốt (so với điểm chuẩn 2023, phổ điểm 2024 và dự báo điểm chuẩn 2024) thì vẫn mạnh dạn để các ngành, trường mong muốn nhất ở nguyện vọng 1, nguyện vọng 2. Tiếp theo nên đặt nguyện vọng vào ngành đã trúng tuyển sớm mà thí sinh hài lòng nhất.
Trường hợp 3, nếu thí sinh đã trúng tuyển sớm, nhưng kết quả thi THPT không thực sự tốt thì hãy làm như trường hợp 1 với ngành ưng ý nhất trong số các ngành đã trúng tuyển sớm và đợi nhập học.
Trường hợp cuối cùng, nếu chưa trúng tuyển sớm thì căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT và dự báo điểm chuẩn, thí sinh nên lựa chọn các ngành, trường mình mong muốn, có khả năng trúng tuyển và sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng lưu ý thêm, so với 5-10 năm trước, hiện tại, thí sinh còn phải tìm hiểu kỹ về học phí, cân đối với điều kiện kinh tế của gia đình. Nếu ngành, trường tốt nhưng học phí vượt khả năng của gia đình thì nên cân nhắc và so sánh.
“Tuy nhiên, không có lời khuyên tuyệt đối. Có những trường tốt, ra trường cơ hội việc làm và thu nhập sẽ tốt hơn, cũng đáng đầu tư. Nhưng cũng có những trường hợp ngành/trường tốt (chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm) mà học phí vừa phải. Và quan trọng nhất, vẫn là năng lực và sự phấn đấu trong quá trình học tập”, GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho hay.
GS Vũ Hoàng Linh cũng lưu ý, ngành yêu thích được hiểu là ngành thí sinh thích (chứ không phải bố mẹ yêu thích) và có khả năng theo học, cộng cơ hội trúng tuyển (năng lực, học phí, điểm thi gần hoặc vượt điểm chuẩn dự kiến).
Nhiều thí sinh lo ngại về vấn đề điểm mấp mé so với dự báo điểm chuẩn, hoặc điểm chuẩn những năm trước cũng vẫn nên mạnh dạn đăng ký ngành mình yêu thích.
Một vấn đề nữa, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, thực tế, có trường hợp thí sinh đã có đủ hết các điều kiện nhưng phân vân không biết chọn trường nào. Đơn giản nhất, là để thí sinh tự tìm hiểu (thông tin về trường, tư vấn của thầy cô, bạn) và tự quyết định thứ tự.
“Chẳng hạn, cùng là Công nghệ thông tin, hoặc cùng Kế toán tài chính nhưng phân vân giữa các trường chất lượng và uy tín ngang nhau, thì nhiều khi một yếu tố phụ sẽ giúp thí sinh tự quyết định. Thực ra, quyết thế nào cũng được, cái chính vẫn là quá trình học tập ở đại học và phấn đấu của bản thân sinh viên khi vào trường”, GS Vũ Hoàng Linh nhấn mạnh.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh cho hay, ngoài thế mạnh là các ngành đào tạo khoa học cơ bản (Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học), các ngành về định hướng ứng dụng (Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu, Kĩ thuật điện tử và tin học, Khoa học vật liệu, Công nghệ Sinh học, công nghệ kĩ thuật hóa học, Hóa dược, Khoa học và công nghệ thực phẩm..) của Trường đều thu hút được thí sinh quan tâm. Những ngành này có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều sinh viên tốt nghiệp, được nhận các học bổng uy tín du học sau đại học, số còn lại, phần lớn có việc làm đúng chuyên ngành trong các doanh nghiệp.
Mời quý độc giả xem viideo: PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ - Khoa Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ về cụm công trình được trao giải Tạ Quang Bửu năm 2024. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Quốc hội trong tiến trình đổi mới
Chiều 16/7/2024 đã diễn ra Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024: Toán, Văn tăng nhẹ; Hóa, Sinh giảm
Sáng 17/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Theo đánh giá chung, phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT 2024 không có biến động nhiều so với năm 2023.
Sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Mai Loan.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Trên 40% bài thi Ngoại ngữ dưới trung bình
Theo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, môn ngoại ngữ có số bài thi đạt điểm dưới trung bình nhiều nhất (trên 386.800 bài thi), chiếm trên 42,6%.
Sáng 17/7, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thống kê từ phổ điểm, môn Toán là môn duy nhất không có điểm 10. Môn Giáo dục công dân dẫn đầu với 3661 điểm 10.
Số điểm 10 ở các môn còn lại: Môn Vật Lí: 55; Môn Hoá: 1278; Môn Sinh: 34; Môn Lịch sử: 2108; Môn Địa Lí: 3175; Môn Tiếng Anh: 565.