GS.TS.Nguyễn Xuân Hùng: Quê hương vẫn là lựa chọn ưu tiên
Bảy lần liên tiếp vào top 1% thế giới có trích dẫn nhiều nhất, từng có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên, GS. TS. Nguyễn Xuân Hùng lại lựa chọn Việt Nam với lý do, quê hương luôn là ưu tiên số một.
Thu Hà (TH)
Năm 2020 là một năm đáng nhớ của GS. TS. Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Công nghệ CIRTECH, trường Đại học Công nghệ TP.HCM khi liên tiếp lọt vào các danh sách nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn.
GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng
Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology (Mỹ) công bố danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020. Trong công bố này có tên GS. TS. Nguyễn Xuân Hùng.
Cùng trong năm 2020, Tổ chức Clarivate Analytics (Mỹ) công bố danh sách các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới năm 2020 (Highly Cited Researchers - HCR), bao gồm 6.167 nhà nghiên cứu của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong danh sách này tên của GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng được xướng lên. Đây là lần thứ 7 liên tiếp GS.TS Xuân Hùng có tên trong danh sách này.
Theo xác nhận của Clarivate, những đóng góp của GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng trong lĩnh vực cơ học tính toán, khoa học máy tính, in 3D, toán ứng dụng, học sâu, phân tích đẳng hình học… là hơn 200 bài báo quốc tế, 9.498 lượt trích dẫn và h-index là 58.
Việt Nam từng có nhiều nhà khoa học lọt vào danh sách Highly Cited Researchers. Tuy nhiên, chủ yếu là nhà khoa học Việt kiều, GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng là người hiếm hoi lựa chọn trở về công tác và giảng dạy tại Việt Nam.
Đi để quay về
GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, sinh năm 1976 – quê Tánh Linh, Bình Thuận, gốc Quảng Trị. Anh vốn là cựu sinh viên trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), sau đó du học tại Bỉ. Tại đây, anh là người phá kỷ lục làm nghiên cứu sinh với thời gian hơn hai năm (trong khi người khác phải mất bốn năm) và bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ ở Đại học Liège.
Dù có cơ hội làm việc ở nước ngoài nhưng GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng (giữa) vẫn quyết định về giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam.
Những thành tựu khoa học mang đến cho GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng không ít cơ hội làm việc ở nước ngoài với mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến lớn, nhưng anh vẫn chọn trở về Việt Nam trong sự thắc mắc của nhiều người.
Trong một vài lần hiếm hoi chia sẻ với báo chí, GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng cho biết, ai cũng có sự lựa chọn của riêng mình, nhưng với anh, quê hương là lựa chọn ưu tiên nhất. "Lý do tôi trở về Việt Nam khá giản dị. Tôi được ở gần ba mẹ nhiều hơn, và như một lẽ tự nhiên, tôi muốn gắn bó với môi trường làm việc nơi đây. Ai cũng có quyết định tương lai của mình. Với tôi, quê hương vẫn là sự lựa chọn ưu tiên”.
Coi gia đình là động lực lớn, GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng cho biết, mỗi lần đi xa, anh dễ bị mất thăng bằng trong cuộc sống. Với nhà khoa học trẻ, văn hóa con người Việt Nam giống như hơi thở. Đây chính là lý do khiến anh dù “đi nước ngoài và phải chạy về”. Và anh đã chứng minh cho mọi người thấy, dù ở đâu, môi trường nào cũng có khó khăn và thuận lợi riêng, quan trọng là đam mê, nhiệt huyết, thành công sẽ đến như một lẽ vốn có.
Cứ "im lặng" để cống hiến
Dù có tên trong các danh sách bình chọn của quốc tế và vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng làm khoa học, song thông tin về cá nhân của GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng không nhiều.
Trong vài lần ít ỏi trả lời truyền thông, nhà khoa học trẻ cho rằng, đối với người làm nghiên cứu, thông tin cá nhân không quan trọng bằng thông tin khoa học.
Ngoài ra, GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng cho rằng, những cái mình làm được còn rất khiêm tốn so với những thế hệ đi trước nên tốt nhất "giữ im lặng" để tiếp tục phấn đấu hơn nữa.
GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng cho biết, sinh ra ở nông thôn, những ngày đầu lên thành phố, tiếp xúc với máy tính chỉ đánh máy duy nhất bằng một ngón trỏ (nhất chỉ thiên) và tiếng Anh cũng vậy.
Tuy nhiên, chính tuổi thơ gắn liền với ruộng đồng đã cho cho anh nền tảng, động lực và sức bật tốt như hiện tại. Chính vì vậy, với cương vị vừa làm nghiên cứu, vừa giảng dạy, anh mong muốn truyền tải thông điệp đến sinh viên, những người trẻ biết xây dựng và chinh phục ước mơ.
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, thế hệ trẻ hiện nay rất năng động và có nhiều tiềm năng để phát huy - đó là điều kiện “cần” mà đa phần các bạn đã đáp ứng được. Vậy điều kiện “đủ” mà người trẻ cần cần bồi đắp cho bản thân mình hơn nữa, đó là ý chí khát vọng.
Không chỉ khát vọng vươn lên vượt qua khó khăn, mà còn là khát vọng thể hiện năng lực và nâng cao vị thế của con người Việt Nam. “Ngoài ra, để đi được đường dài, các bạn hãy yêu công việc của chính mình, bởi chỉ khi mình yêu tha thiết một điều gì thì mình mới có đủ sức mạnh vượt qua những lúc nản lòng hay thất bại. Chỉ cần chiến thắng được điều đó, thì thành quả nhất định sẽ đến trong một tương lai không xa.", GS.TS. Nguyễn Xuân Hùng nhắn nhủ.
Mời độc giả xem video:TP Hồ Chí Minh ngày đầu thực hiện cách ly xã hội. Nguồn: VTV24.
Đường tình báo vinh quang của quận chúa triều Nguyễn
Một quận chúa triều Nguyễn đã trở thành nữ tình báo dũng cảm, hoạt động sôi nổi trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Đó là bà Nguyễn Phúc Ngọc Diệp với tên gọi khác là Đặng Hoàng Ánh.
Nữ tình báo Đặng Hoàng Ánh tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ngọc Diệp sinh ngày 28/4/1932 ở Huế trong một gia đình “danh gia vọng tộc”, cha là trí thức Tây học yêu nước. Bà và vua Bảo Đại là họ hàng nên được gọi là quận chúa, sống trong nhung lụa và lễ nghi.
Dự đoán 100 ngày tới: 3 con giáp tiền rơi trúng đầu, tình duyên viên mãn
Trong thời gian 3 tháng tới có những con giáp này vô cùng may mắn phát tài, làm gì cũng thành công.
Tuổi Tuất
Nhiều người cho rằng cuộc sống của người tuổi Tuất không được sung túc nhưng thực tế thì khác. Những người tuổi Tuất có vận số cực kỳ tốt. Họ không chỉ mang suy nghĩ lạc quan, nhìn đời bằng thái độ tích cực mà còn rất hào phóng, cuộc sống vô cùng viên mãn.
PGS.TS. Trần Đình Phong: Tôi từng thi trượt nhiều lắm!
Là nhà khoa học hàng đầu thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020, nhưng sự nghiệp của PGS. TS. Trần Đình Phong không trải hoa hồng. Ông không ngại kể về việc thi trượt, kể cả trượt "chân" làm giáo sư...
Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Mỹ công bố danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020. PGS. TS. Trần Đình Phong, Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội là 1 trong 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam nằm trong vào danh sách này.
PGS. TS. Trần Đình Phong tại lễ trao giải Tạ Quang Bửu 2018