Hà Đô báo lãi đi lùi năm thứ 2 liên tiếp

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Hà Đô báo lợi nhuận ròng cả năm 2024 đạt 576 tỷ đồng, thấp nhất kể từ năm 2018.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) ghi nhận doanh thu thuần giảm 13% so với cùng kỳ đạt gần 755 tỷ đồng. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp giảm 7% so với cùng kỳ còn 552 tỷ đồng nhưng biên lợi nhuận gộp lại tăng từ 68% lên 73%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 44% đạt hơn 19 tỷ đồng trong khi đó chi phí tài chính giảm 58% chỉ còn hơn 64 tỷ đồng. Cùng chiều, chi phí bán hàng được tiết giảm 83% chỉ còn 1,5 tỷ đồng.

Ngược chiều, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt tới 134% lên hơn 225 tỷ đồng. Mặt khác, Hà Đô còn phải chịu khoản lợi nhuận khác âm gần 47 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi hơn 10 tỷ đồng.

Chính những yếu tố này cộng hưởng đã ăn mòn lợi nhuận khiến lợi nhuận sau thuế của Hà Đô chỉ còn 208 tỷ đồng, đi lùi tới 38% so với cùng kỳ.

Công ty cho biết do doanh thu bất động sản giảm, ngoài ra công ty thực hiện trích lập dự phòng phải thu tiền điện từ EVN của dự án HP4 khiến lợi nhuận quý 4 giảm mạnh.

Lũy kế cả năm 2024, Hà Đô đạt tổng doanh thu hơn 2.719 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2023. Trong cơ cấu doanh thu, mảng năng lượng tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất với 70% tổng doanh thu, trong khi mảng bất động sản ghi nhận 414 tỷ đồng, tăng trưởng 47% so với năm trước.

Tuy nhiên, lợi nhuận ròng cả năm chỉ đạt 576 tỷ đồng, giảm 13%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp lợi nhuận tập đoàn "đi lùi" và cũng là năm có lãi ở mức thấp nhất kể từ năm 2018.

Ha Do bao lai di lui nam thu 2 lien tiep
 Ảnh minh họa

Năm 2024, HDG đặt mục tiêu đạt 2.896 tỷ đồng doanh thu và 972 tỷ đồng lãi sau thuế. Với kết quả này, Hà Đô mới chỉ thực hiện 94% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.

Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của Hà Đô đạt gần 14.000 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt và tương đương tiền duy trì ở mức 337 tỷ đồng, còn 752 tỷ đồng thuộc các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng mạnh 91% so với năm trước, chủ yếu là trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi (579 tỷ đồng).

Hàng tồn kho giảm 20% về còn hơn 873 tỷ đồng, trong đó, 822 tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng. Chi phí xây dựng dở dang hơn 810 tỷ đồng, tăng 2%, trong đó, dự án khu đô thị Linh Trung hơn 490 tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng Bảo Đại gần 206 tỷ đồng, …

Về phía nguồn vốn, tổng nợ phải trả giảm 13% xuống còn hơn 6.252 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ vay tài chính giảm đáng kể 600 tỷ đồng, xuống còn 4.800 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Mặc khác, trong năm vừa qua, tập đoàn đã có sự thay đổi quan trọng về nhân sự HĐQT, ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT, người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên thương hiệu Hà Đô đã chính thức rời ghế Chủ tịch – thành viên HĐQT.

Ông Lê Xuân Long – Thành viên HĐQT, trở thành tân Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029. Dù rời ghế nhưng ông Nguyễn Trọng Thông sẽ tiếp tục cố vấn, hỗ trợ HĐQT, Ban điều hành các quyết sách quan trọng chiến lược phát triển Công ty với vai trò Chủ tịch sáng lập.

Giống cây trồng Miền Nam bị phạt và truy thu thuế hơn 255 triệu đồng

(Vietnamdaily) - SSC đã vi phạm trong việc kê khai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp do đó đã bị Cục thuế TP.HCM xử phạt.

Ngày 31/12/2024, CTCP Giống cây trồng Miền Nam (HoSE: SSC) cho biết đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Cục thuế TP.HCM ban hành ngày 27/12/2024.

Theo đó, SSC đã vi phạm trong việc kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp; kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019.

Lợi nhuận năm 2024 của Điện lực Nhơn Trạch 2 thấp nhất 10 năm

(Vietnamdaily) - So với năm 2023, doanh thu của NT2 giảm gần 5% còn lợi nhuận giảm tới 85%. Đây cũng là con số lợi nhuận thấp nhất kể từ 2014.

Tại cuộc họp HĐQT thường kỳ lần thứ IV của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2), lãnh đạo NT2 cho biết kể từ khi Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đi vào vận hành thương mại từ năm 2011 đến nay thì năm 2024 được xem là năm khó khăn nhất.

Bên cạnh nguồn khí cung cấp giảm, sự gia tăng năng lượng tái tạo cạnh tranh thì sản lượng điện theo hợp đồng được phân bổ (Qc) cũng giảm đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của năm 2024.

Tin mới