Hạ kali máu: triệu chứng nguy hiểm dễ bị bỏ qua

Hạ kali máu rất hay gặp với những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cơ xương khớp, thần kinh nên nhiều khi bị bỏ qua trong chẩn đoán và điều trị...

Hạ kali máu rất hay gặp trên thực tế với những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cơ xương khớp, thần kinh nên nhiều khi bị bỏ qua trong chẩn đoán và điều trị...
Vai trò của kali trong cơ thể
Kali là một chất điện giải cực kỳ quan trọng của cơ thể với vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh - cơ. Thiếu kali thường gây các triệu chứng như chuột rút, yếu cơ, liệt cơ và nguy hiểm nhất là các rối loạn nhịp tim như xoắn đỉnh có thể gây tử vong nhanh chóng.
Ha kali mau: trieu chung nguy hiem de bi bo qua
 Đu đủ là thực phẩm giàu kali, tốt cho những người hạ kali máu.
Tổng lượng kali trong toàn cơ thể (bao gồm trong tế bào, khoảng kẽ và trong máu vào khoảng 50mEq/kg cân nặng với 98% lượng kali ở trong tế bào. Nồng độ kali máu bình thường dao động từ 3,5 - 5,5mEq/L. Khi lượng kali máu dưới 3,5 mEq/L được gọi là hạ kali máu, và khi lượng kali nhỏ hơn 3mEq/L có thể gây những loạn nhịp nguy hiểm cho bệnh nhân.
Lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali trong, ngoài tế bào và lượng kali mất qua thận, qua mồ hôi, qua phân. Một chế độ ăn bình thường đảm bảo tương đối đầy đủ cho việc bổ sung lượng kali mất hằng ngày.
Ai có nguy cơ bị hạ kali máu?
Thứ nhất là, những người ăn kiêng, những bệnh nhân nặng, nằm lâu, phải nuôi dưỡng qua sonde dạ dày. Tiếp theo, những bệnh nhân tiêu chảy cấp do tả, thương hàn..., do ngộ độc thức ăn, do nôn nhiều khiến lượng kali mất đi qua phân và chất thải.
Mất kali qua đường tiêu hóa cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị thụt tháo nhiều lần, bệnh nhân có rò đường tiêu hóa, bệnh nhân loét dạ dày dùng bột cam thảo, hội chứng rối loạn hấp thu, do khiếm khuyết vận chuyển ion của ruột non...
Mất kali qua đường mồ hôi ít khi xảy ra và lượng kali giảm cũng không đáng kể. Song, mất kali nhiều và nhanh nhất là khi kali bị đào thải qua thận. Trường hợp này xảy ra ở những bệnh nhân đang được dùng thuốc lợi tiểu loại thải kali, ở bệnh nhân đái nhiều do thận hoặc ở giai đoạn bắt đầu hồi phục của suy thận cấp, toan hóa ống thận.
Lượng kali giảm giả (trong khi tổng lượng kali của cơ thể không thay đổi) là khi kali máu giảm do kali đi vào trong tế bào. Trường hợp này xảy ra khi pH máu tăng (tình trạng kiềm), do dùng một số thuốc như thuốc giãn phế quản loại kích thích beta - 2 giao cảm, nhóm xanthin. Các thuốc steroide như prednisone, hydrocortisone, methylprednisolone, có thể gây giảm kali máu tới 0,4 mE/L nếu dùng kéo dài. Các thuốc loại này gây giảm kali máu thông qua việc làm tăng đào thải kali ở thận. Ở liều cao, một số thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, nafcillin, carbenicillin có thể làm tăng đào thải kali qua ống thận.
Tác dụng tương tự cũng có thể xảy ra với các kháng sinh loại aminoglycoside và amphotericin B. Một số các thuốc khác được sử dụng để điều trị các bệnh như insulin để điều trị tăng đường máu; verapamin trong các bệnh tim mạch... cũng làm kali vào trong tế bào và làm kali máu giảm...
Ha kali mau: trieu chung nguy hiem de bi bo qua-Hinh-2
Chuối giàu kali. 

Biến chứng nguy hiểm khi hạ kali máu

Hạ kali máu rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những bệnh nhân sẵn có những bệnh lý mạn tính như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn... Các biểu hiện của hạ kali máu chủ yếu ở hệ thống tim mạch và thần kinh cơ. Các biểu hiện ở tim mạch bao gồm mạch nảy, huyết áp tối thiểu giảm, tụt huyết áp tư thế, nghe tim có tiếng thổi tâm thu. Điện tim thấy có sóng U, đoạn ST dẹt, ngoại tâm thu các loại, đặc biệt nguy hiểm là khi kali máu giảm nặng thường có đoạn QT kéo dài và loạn nhịp kiểu xoắn đỉnh, vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân nếu không được bù đủ kali kịp thời.

Các dấu hiệu thần kinh cơ có thể biểu hiện sớm như mỏi, yếu cơ, dị cảm, chuột rút... Nặng hơn nữa là liệt chi với biểu hiện ở gốc chi, liệt mềm, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, liệt hai chi dưới kéo dài 24 - 72 giờ được gọi là liệt Westphall. Ngoài ra, hạ kali máu thường gây chướng bụng, rối loạn cơ tròn.

Dự phòng và điều trị hạ kali máu

Nhìn chung, việc dự phòng và điều trị hạ kali máu không có gì phức tạp. Chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày cũng đã gần như đảm bảo đủ nguồn kali cung cấp cho cơ thể. Đối với những bệnh lý gây mất kali như tiêu chảy, đái nhiều, việc bù đủ lượng kali mất đi hằng ngày là vô cùng cần thiết. Luôn có chế độ dự phòng và theo dõi kali máu khi điều trị các thuốc có thể làm mất kali ra ngoài (như thuốc lợi tiểu) hoặc làm kali đi vào trong tế bào (như các thuốc kích thích beta - 2 giao cảm...). Trong một số loại bệnh lý di truyền gây mất kali, có thể bù đủ kali bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch nếu mất kali quá nhiều.

Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu kali

Lượng kali trong máu quá thấp làm cản trở chức năng của thận và hoạt động của các tế bào thần kinh. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khi cơ thể thiếu kali.

Bé 7 tháng bị "tiêm nhầm" đã ổn định sức khỏe

(Kiến Thức) - Em bé 7 tháng tuổi bị tiêm nhầm thuốc dạng phun sương vào cơ thể ngày 30/7 tại Cần Thơ hiện đã ổn định và có thể bú mẹ bình thường

Thông tin mới nhất liên quan đến việc điều dưỡng của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu tiêm nhầm thuốc ventolin dạng khí dung cho cháu bé 7 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện này, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của em bé đã ổn định, bé đã bú mẹ bình thường. 

Điều dưỡng tiêm nhầm thuốc đã bị tạm đình chỉ đợi hình thức xử lý.

Trả lời trên báo chí, ông Trần Viết Hào, Phó giám đốc BV Phụ sản quốc tế Phương Châu cho biết: Cháu Nguyễn Huỳnh Phúc An nhập viện ngày 25/7 để điều trị viêm phổi và nhiễm trùng đường tiêu hóa theo phác đồ là tiêm kháng sinh. Trong quá trình điều trị, cháu An có biểu hiện sốt, ho nhiều, tiêu chảy và kết quả cấy phân phát hiện tụ cầu vàng.

 

Đến ngày 30/7, sau khi hội chuẩn các bác sĩ đã đổi thuốc dùng Tienam và Vancomycin chảy chậm truyền qua máy vào cơ thể cháu An từ 30 phút đến 1 giờ.

Song song với việc điều trị viêm phổi, cháu An được dùng thuốc Ventolin dưới dạng phun sương. Đến 10h30 ngày 31/7, người nhà cháu An hết thuốc để phun sương nên báo với bệnh viện.

Ngay sau đó điều dưỡng của bệnh viện đã mang theo ống kim tiêm chứa thuốc Ventolin tới nhưng vì bệnh nhân ra ngoài đi vệ sinh, điều dưỡng đã để ống thuốc lại bàn và sang phòng bệnh khác.

Sau đó, khi máy truyền báo hết thuốc, điều dưỡng Trần Thị Kim Anh vào và thấy kim tiêm chứa thuốc tưởng là nước cất nên đã bơm vào máy truyền để đẩy hết thuốc Tienam và Vancomycin còn sót trong máy truyền vào cơ thể bé An.

Ngay sau đó bé An có biểu hiện quấy khóc, da nổi ban tím. Bệnh viện đã kiểm tra và đưa bé An sang cấp cứu ở Bệnh viện nhi đồng TP. Cần Thơ. Hiện tại sức khỏe cháu bé đã ổn định. Bệnh viện cũng tạm ngưng mọi hoạt động của điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho các bé để điều tra làm rõ sự việc.

Báo điện tử Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Thông tin về thuốc Ventolin
Theo thông tin từ Cục quản lý dược: Thuốc Ventolin được dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức. Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính. Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. 

Thuốc này có nhiều dạng: xirô, dạng xịt, thuốc uống... Loại Ventolin mà điều dưỡng tiêm nhầm vào máy truyền cho bé An là dạng khí dung được sử dụng với máy khí dung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ventolin dạng khí dung cũng được khuyến cáo là chỉ dùng với một máy xông (respirator) hay máy khí dung (nebulizer) dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.  
Thuốc bị cấm dùng cho đường tiêm hoặc uống. 

Khi dùng liều quá cao có thể gây ra tác dụng ngoại ý, do đó chỉ nên tăng liều hoặc tăng tần suất sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc thường là: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay. Hiếm gặp: co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích nhức đầu. Phù nổi mề đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

Bác sĩ VN thành công ca mổ chưa từng có trên thế giới

Bệnh viện Nhi Trung ương mới phẫu thuật thành công một bệnh nhi 30 tháng tuổi với các khối u nguyên bào thần kinh ở ổ bụng và lồng ngực. 

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, tài liệu y khoa Việt Nam và thế giới chưa ghi nhận các ca phẫu thuật tương tự.

Bac si VN thanh cong ca mo chua tung co tren the gioi
 Ảnh minh họa: Internet.

Tin mới