Hà Nội: 608 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong tuần qua

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 608 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 23 trường hợp so tuần trước (585 trường hợp). Bên cạnh đó, số ca mắc sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng...

Chiều 9/12, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 29/11 đến ngày 6/12), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 608 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 23 trường hợp so với tuần trước). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Trong đó, một số địa phương ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Quận Hà Đông (88 trường hợp); huyện Phúc Thọ (41 trường hợp); Nam Từ Liêm (37); quận Đống Đa (32 trường hợp); Thanh Oai (31 trường hợp); Thanh Trì, Thường Tín (30 trường hợp)... Như vậy, cộng dồn năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 8.432 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong (số mắc giảm 78% so cùng kỳ năm 2023).

Cũng trong tuần qua, thành phố ghi nhận 21 ổ dịch sốt xuất huyết (giảm 12 ổ dịch so với tuần trước đó) tại 11 quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình, Chương Mỹ, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 455 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 41 ổ dịch đang hoạt động.

Ha Noi: 608 truong hop mac sot xuat huyet trong tuan qua

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ trên địa bàn quận Cầu Giấy. Ảnh CDC Hà Nội

Bên cạnh đó, Ngành Y tế Hà Nội nhận định, số mắc sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/11 đến 6/12), toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, gồm: 9 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi; 4 trường hợp đã tiêm vaccine phòng sởi; 2 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng. Cộng dồn năm 2024, đến nay ghi nhận 165 trường hợp tại 27 quận, huyện.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, cụ thể: 49 trường hợp dưới 9 tháng (29,7%); 25 trường hợp từ 9 đến 11 tháng (15,2%), 29 trường hợp từ 12 đến 24 tháng (17,6%); 23 trường hợp từ 25 đến 60 tháng (13,9%); 39 trường hợp trên 60 tháng (23,6%).

Để chủ động phòng, chống bệnh sởi cũng như các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục đề nghị các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định; Tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.

Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi của trẻ từ 1 đến 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung; Phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tiêm chủng vaccine Uốn ván-bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi đang sinh sống trên địa bàn chưa tiêm đủ 5 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Mặt khác, các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân... Đối với các bệnh có vaccine thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

>>> Mời độc giả xem video: Bệnh đậu mùa khỉ dễ lây qua đường tình dục và cách phòng bệnh 
 

Bệnh sởi ở trẻ em bố mẹ nào cũng nên biết

(Kiến Thức) - Virus sởi thường làm suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh, nếu trẻ tiếp xúc với người khác đang mắc cúm sẽ khiến bệnh tăng nặng, do đó, hạn chế tiếp xúc thăm hỏi là cách phòng biến chứng cho trẻ.

Bệnh sởi là một bệnh cấp tính do virus gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, không để bội nhiễm, trẻ sẽ tự khỏi. Bệnh dễ mắc ở trẻ dưới 9 tháng tuổi không được tiêm phòng vắc xin. Nhóm trẻ này khi tiếp xúc với người mắc bệnh, khả năng bị lây bệnh gần như là 100%.
Benh soi o tre em bo me nao cung nen biet
 Ảnh minh họa.
Các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh sởi: 1) Sốt rất cao 39 đến 40 độ C trong 2 ngày đầu. 2) Ngày thứ 3-4 xuất hiện các ban trên da, trình tự mọc của các nốt ban từ sau tai lan ra mặt và lưng, sau 2-3 ngày sẽ lan ra toàn thân. Bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc, viêm đỏ, có rỉ mắt, viêm đường hô hấp (ho khan, hắt hơi, sổ mũi). 3) Ngày thứ 5 ban bọc khắp toàn thân (từ đầu xuống chân) trẻ đỡ sốt, giảm viêm đường hô hấp.

Cảnh báo bùng phát bệnh sởi, bác sĩ chỉ cách phòng ngừa

Trong bối cảnh bệnh sởi có nhiều diễn biến phức tạp, các bác sĩ đã tư vấn để người dân nhận biết và chủ động phòng ngừa bệnh.

Thời gian gần đây, bệnh sởi đã có dấu hiệu bùng phát tại nhiều khu vực, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu, chưa được tiêm phòng đầy đủ. Dù là bệnh đã có vaccine phòng ngừa từ lâu, nhưng với sự gia tăng của các ca mắc mới, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh sởi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tin mới