Hà Nội dự kiến số F0 mới lên đến 2.000-3.000 ca/ngày

Liên tiếp trong hơn chục ngày qua, Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày, trong đó, cao nhất lên tới gần 2.000 ca mắc/ngày.

Trước đó, thành phố có thông báo về cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội (tính đến ngày 24/12). Theo đó, thành phố vẫn ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình về dịch COVID-19. Tuy nhiên, có 8 quận được đánh giá ở cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao về dịch COVID-19, tăng thêm 6 quận so với lần đánh giá trước đó. Thành phố chỉ còn duy nhất huyện Phúc Thọ ở cấp độ 1 - màu xanh. 21 quận, huyện còn lại ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình. Các quận ở cấp độ 3 , nguy cơ cao gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ. Cũng theo đánh giá, thành phố có 67 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 42); 116 xã, phường ở cấp độ 2 và 396 xã, phường ở cấp độ 1.
Ha Noi du kien so F0 moi len den 2.000-3.000 ca/ngay
8 quận nội thành ở Hà Nội yêu cầu chỉ bán hàng mang về, hạn chế tụ tập đông người để phòng, chống COVID-19. Ảnh: Như Ý 
Sau khi có công bố cấp độ dịch trên địa bàn, các quận ở cấp độ 3 về dịch COVID-19 đã có văn bản điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn. Cụ thể, các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai thông báo siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử phạt theo quy định đối với các hành vi vi phạm; hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; tăng cường họp trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Các quận này cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện bán hàng mang về và dừng hoạt động sau 21h00 hằng ngày.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Trần Thị Nhị Hà cho biết, trước tình hình số ca mắc mới tăng nhanh, Hà Nội sẽ kịp thời điều chỉnh các biện pháp hành chính phù hợp như có thể xem xét dừng, hạn chế các hoạt động tập trung đông người, các hoạt động lễ hội, tôn giáo... “Mặc dù số ca mắc của Hà Nội tăng cao trong những ngày gần đây nhưng quan trọng nhất là Hà Nội vẫn chủ động kiểm soát dịch”, bà Hà nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, dự kiến số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở Hà Nội có thể còn tăng lên đến 2.000 - 3.000 trường hợp mỗi ngày trong dịp cuối năm, tuy nhiên, vẫn trong dự báo và thành phố cũng đã có phương án đáp ứng. “Sẽ khoanh gọn theo khu vực nguy cơ chứ không cách ly xã hội như trước đây”, ông Tuấn nói như vậy khi đề cập thực tế ngày càng nhiều địa phương trên địa bàn thành phố chuyển sang cấp độ 3.

Dịch COVID-19: Bạn nên làm gì khi vô tình trở thành F0?

Nếu vô tình trở thành F0, bạn cần ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng; tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió; uống nhiều nước, uống oresol để bù nước; đo nhịp thở...

Dich COVID-19: Ban nen lam gi khi vo tinh tro thanh F0?

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đang ngày càng căng thẳng với số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng cao.

Bình Dương vượt mốc 16000 F0: Kịch bản ứng phó 20.000 – 25.000 F0

UBND tỉnh Bình Dương ban hành kịch bản ứng phó, phương án nâng cao năng lực thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 và dự trù kinh phí trong trường hợp số ca F0 lên đến 20.000 và 25.000 người trong những ngày tới.

Sáng 1/8, báo cáo của Sở Y tế Bình Dương cho biết, tính từ 17h00 ngày 31/7 đến 6h00 ngày 1/8, Bình Dương ghi nhận 1.415 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tính từ đợt dịch thứ 4 trên địa bàn tỉnh lên 16.094 ca.

Tin mới