Hà Nội là địa phương thứ 6 xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Tại Hà Nội, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy (Long Biên).

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), tính đến hết ngày 28/2, đã có 6 địa phương là: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam và Hà Nội xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Tại Hà Nội, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy (Long Biên).
Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp các tỉnh, thành phố.
Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp các tỉnh, thành phố. 
Theo đó, từ ngày 22-27/02/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã được phát hiện tại 01 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, Phường Ngọc Thuỵ, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lấy mẫu lợn của các hộ xung quanh xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đến nay, không có phát sinh lợn bệnh tại địa phương này.
Trước tình trạng bệnh ASF có dấu hiệu lây lan rộng, Bộ NN&PTNT đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác khống chế để dịch bệnh; lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24h đối với lợn và sản phẩm từ lợn ra vào các địa bàn cấp tỉnh; bố trí lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn; chỉ đạo công bố dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định...
Các tỉnh, thành phố chưa có bệnh ASF tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc sau khi diễn ra các buổi họp chợ, nơi giết mổ và buôn bán lợn, thịt lợn...
Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Thú y, Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y của tất cả 63 tỉnh, thành phố tổ chức trực tiếp nhận, xét nghiệm mẫu 24/24; chỉ đạo Cục Thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm, không thu phí đối với bệnh ASF.
Theo nghiên cứu của Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE), bệnh dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và ăn thức ăn thừa chứa thịt heo nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.
Virus gây ra bệnh ASF có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, heo vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Cũng theo OIE, "siêu" virus này có khả năng kháng khuẩn và khử trùng. Nó tồn tại trong thời gian 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5-6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Virus này có thể sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt heo khác. Tuy nhiên nó có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.
Không giống như cúm lợn, lợn tai xanh, ASF không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người, nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh, chưa nấu chín kỹ.

Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký công điện về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10 /9/2018, 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.
Theo OIE và FAO, từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 9/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, dấy lên cảnh báo ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh dịch này nguy hiểm thế nào, có ảnh hưởng đến người không và cách nào phòng tránh dịch?

Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉ lệ chết 100%
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OlE), ngày 1/8 bệnh dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên đầu xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Đến nay dịch lan ra 6 tỉnh, nhà chức trách đã tiêu hủy 38.000 con lợn. Từ cuối năm 2017 đến nay đã có 12 quốc gia ghi nhận bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Thịt lợn hiện được sản xuất và tiêu thụ rất nhiều ở các nước châu Á. Do đó Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) cảnh báo gần như chắc chắn virus tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực. FAO cũng cho biết dịch tả lợn hiện không có vaccine và không thể chữa.
Dich ta lon chau Phi xam nhiem vao Viet Nam nguy hiem the nao?
Lợn mắc virus dịch tả lợn châu Phi có tỉ lệ chết 100% - ảnh Internet 
Theo OIE, bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao, lên đến 100%. Virus có 1 serotype, nhưng phát hiện có tới 16 genotypes và nhiều chủng khác nhau có độc lực khác nhau. Virus dịch tả lợn châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này.
Virus Dịch tả lợn châu Phi cũng tồn tại trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Virus có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên virus có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng; virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.
Loại virus này lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và ăn thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.
Virus gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời.
Ảnh hưởng đến người như thế nào?
Dịch tả lợn châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Bá Hiên - Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.
Lợn mang virus tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh, chưa nấu chín kỹ.
Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.
Tăng cường các biện pháp phòng tránh
Ông Juan Lubroth, Giám đốc chương trình Thú y toàn cầu của FAO cảnh báo dịch tả lợn châu Phi có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua vận chuyển, lưu hành thịt lợn bị nhiễm bệnh. Virus này sống rất khỏe, có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc muối, thức ăn chăn nuôi.
Tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát đi cảnh báo, chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Việt Nam siết chặt giám sát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, giám sát đàn heo tại địa phương, nếu phát hiện đàn heo bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh dịch tả heo Châu Phi, hoặc nghi là heo, sản phẩm heo nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
TS. Nguyễn Viết Không, nguyên Phó viện trưởng Viện Thú y cũng cho biết: “Do chưa có vacxin phòng bệnh nên giải pháp duy nhất để dập dịch vẫn là phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; Kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng…”.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần sử dụng thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C.

Bộ Y tế: Dịch tả lợn Châu Phi không lây truyền sang người

(Kiến Thức) - Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch tả lợn tại Trung Quốc và Nhật Bản không có khả năng lây truyền sang người. 

Theo thông tin từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các nguồn tin khác, dịch tả lợn đang được ghi nhận tại Trung Quốc và Nhật Bản kể từ đầu tháng 8/2018 đến nay. 
Tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever) gây ra bởi loại virus có tên là African Swine Fever (ASF), lần đầu tiên ghi nhận tại châu Á vào năm 2017. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi nhưng xâm nhập vào châu Á do việc nhập khẩu thịt, sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh xuất phát từ khu vực có dịch.