Hà Nội: Miễn phí vé tàu Cát Linh - Hà Đông 15 ngày đầu

(Kiến Thức) -  UBND TP Hà Nội đề nghị HĐND TP Hà Nội miễn phí cho hành khách đi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong 15 ngày đầu.

Hà Nội: Miễn phí vé tàu Cát Linh - Hà Đông 15 ngày đầu
Liên quan đến thông tin giá vé tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, chiều ngày 5/3, trả lời báo chí ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Một đường sắt Hà Hà Nôi cho biết, sáng cùng ngày UBND TP Hà Nội đã thống nhất giá vé và có tờ trình HĐND TP vào tuần sau về việc áp dụng chính sách miễn giảm giá vé với các đối tượng ưu tiên như xe buýt hiện nay khi đi tuyến tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Ha Noi: Mien phi ve tau Cat Linh - Ha Dong 15 ngay dau
 Đoàn tàu đô thị Cát Linh - Hà Đông chạy qua đoạn hồ Hoàng Cầu. Ảnh: TTXVN.
Đối với giá vé lượt thấp nhất sẽ là 8.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng. Giá vé này áp dụng trong thời gian thí điểm vận hành thương mại, và có bảo hiểm hành khách cugf các chi phí trung gian thanh toán nếu có và được thành phố trợ giá.
Theo ông Trường, tính toán lượt vé sẽ thực hiện theo công thức giá vé (đồng) là 7.000 + 600 x khoảng cách đi lại (km), nhưng tiền vé sẽ được làm tròn theo đơn vị nghìn đồng.
Ông Trường chia sẻ thêm, để khắc phục nhược điểm của vé tháng như xe buýt hiện nay, vé tháng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được tính bằng 30 ngày từ thời điểm mua, việc này nhằm khuyến khích người dân mua vé tháng tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng.
"Công ty cũng đề xuất một hình thức vé mới là vé theo ngày (mua một lần đi cả ngày, không giới hạn số lượt) để thu hút khách tham quan, khách du lịch, nhất là trong giai đoạn đầu," ông Trường nói với báo giới.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng đề nghị HĐND TP Hà Nội miễn phí cho hành khách đi tuyến đường sắt này trong 15 ngày đầu.

Tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy: Sẽ kiểm tra Tổng thầu

(Kiến Thức) - Bộ GTVT sẽ kiếm tra trách nhiệm quản lý của Tổng thầu trong vụ việc tàu Cát Linh-Hà Đông bị vẽ bậy.

Tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy: Sẽ kiểm tra Tổng thầu
Liên quan đến vụ việc tàu Cát Linh – Hà Đông bị vẽ bậy bằng sơn chi chít theo phong cách nghệ thuật Graffiti, chiều ngày 27/12, trao đổi với PV Kiến Thức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc Bộ GTVT đã chỉ đạo BQL dự án báo cơ quan công an vào cuộc điều tra. Tiếp đó là kiểm tra lại Tổng thầu xem quá trình quản lý như thế nào vì đấy là bên trong khu vực công trường, việc bảo vệ ra sao lại để xảy ra sự việc như vậy?
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông.
 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông.

Kinh hãi bơm kim tiêm rơi vãi ở nhà ga đường sắt trên cao

Một căn hầm nằm trên đường Quang Trung, Hà Đông, thuộc dự án nhà ga đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông bỗng nhiên trở thành tụ điểm tiêm chích ma túy của nhiều đối tượng xấu

Kinh hãi bơm kim tiêm rơi vãi ở nhà ga đường sắt trên cao
Sáng ngày 11/6, theo phát hiện của phóng viên Báo Tổ Quốc, tại một căn hầm bên dưới công trường nhà ga đường sắt trên cao nằm ngay trên đường Quang Trung, Hà Đông thuộc dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, có dấu hiệu của việc sử dụng ma túy trái phép.
 Sáng ngày 11/6, theo phát hiện của phóng viên Báo Tổ Quốc, tại một căn hầm bên dưới công trường nhà ga đường sắt trên cao nằm ngay trên đường Quang Trung, Hà Đông thuộc dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, có dấu hiệu của việc sử dụng ma túy trái phép.

Gần 700 người vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ban Quản lý Dự án Đường sắt cho hay, tổng nhân sự vận hành ĐSTC Cát Linh - Hà Đông là 681 người. Trong đó, có 201 người đã qua đào tạo ở Trung Quốc, số còn lại được tổng thầu đào tạo trong nước.

Gần 700 người vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Gan 700 nguoi van hanh tuyen duong sat Cat Linh - Ha Dong
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thử nghiệm sáng 20/9. Ảnh: L.H.V 
Từ 6h30 sáng 20/9, tàu đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã chính thức vận hành thử liên động với 5 đoàn tàu, đây là tuyến đường sắt trên cao (ĐSTC) đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động sau 7 năm xây dựng với nhiều lần điều chỉnh tiến độ. Hà Nội cũng lên phương án để kết nối ĐSTC với xe buýt, taxi, xe cá nhân...

Tin mới