Hà Nội phát hiện gần 140 ca mắc sốt xuất huyết

Theo CDC Hà Nội, các ca mắc sốt xuất huyết tập trung ở khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường, trong đó, có một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy huyện Thanh Oai.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, hiện đã vào mùa dịch sốt xuất huyết của năm 2020.

Ha Noi phat hien gan 140 ca mac sot xuat huyet

Sáng 21/6, quận Đống Đa tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại phường Khương Thượng. Ảnh: CTV Lê Vũ Kiều Linh

Các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, các xã, phường, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Trong đó, nội thành là các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và đặc biệt là Cầu Giấy. Với khu vực ngoại thành, các huyện giáp ranh như Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín là khu vực có nguy cơ cao trong nhiều năm liên tục.

“Đặc biệt trong thời gian gần đây, những huyện giáp ranh đấy thì nguy cơ gia tăng. Đây không phải là đột biến. Đây là sự phát triển và bình thường của sinh thái muỗi. Bởi vì hiện nay chúng ta đô thị hóa, đô thị hóa đến đâu thì muỗi truyền xuất huyết sẽ phát triển đến đó”, ông Tuấn cho biết.

Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ (muỗi trung gian) truyền bệnh phát triển. Theo đó, để chủ động trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, trong thời gian tới Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao.

CDC Hà Nội cho biết, việc phun hóa chất phòng chống dịch có 2 phương án. Thứ nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, cụ thể có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao trong ngưỡng cho phép thì sẽ có chỉ định phun hóa chất để phòng dịch bệnh. Thứ hai là tại khu vực có bệnh nhân dương tính, hay gọi là ổ dịch, cũng sẽ được phun để làm sao hạ nhanh nhất và không để lây lan ra cộng đồng.

“Theo dự báo khí tượng thủy văn, năm nay, nhiệt độ sẽ tăng hơn trung bình so với mỗi năm khoảng 1- 1,3 độ. Tăng nhiệt độ như vậy thì sẽ kèm theo tăng lượng mưa sẽ rất thuận lợi cho muỗi phát triển, cùng với đó nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Mặc dù năm 2020 không phải nằm trong chu kỳ dịch. Tuy nhiên, chúng ta đã giãn cách dịch 2017 là 3 năm, nguy cơ xuất huyết tại địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận cũng có khả năng gia tăng. Vì vậy, mọi người dân, các cấp phải quan tâm ngay từ đầu mùa dịch. Nếu có ổ dịch đầu tiên, có bệnh nhân đầu tiên mà chúng ta khống chế kịp thời sẽ giúp khống chế dịch và không lan rộng, bùng phát mạnh”, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh.

Bên cạnh sốt xuất huyết, thời điểm mùa Hè còn xuất hiện nhiều các dịch bệnh có khả năng lây truyền qua thực phẩm, bệnh đường tiêu hóa... Đối với các nhà trường duy trì các hoạt động phòng, chống dịch, thường xuyên hướng dẫn các em học sinh biết cách vệ sinh môi trường trong lớp học và xung quanh trường để tránh các ổ muỗi, bọ gậy… tiếp tục phát phiếu duy trì ổ bọ gậy tại gia đình cho các em học sinh để các em tự kiểm tra, giám sát. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là các bếp ăn tập thể trong nhà trường cũng như các khu công nghiệp, duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng./.

Làm gì để phòng bệnh khi Hà Nội đang vào mùa dịch sốt xuất huyết?

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tăng. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và ho gà có xu hướng tăng. Theo đó, tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc SXH, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Theo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà.

Sốt xuất huyết vào cao điểm dịch, có dấu hiệu này phải đi viện ngay

(Kiến Thức) - Trên cả nước đang vào thời điểm đỉnh dịch sốt xuất huyết. Bệnh để lại nhiều biến chứng nặng, nếu không điều trị kịp thời và đúng phác đồ, có thể gây tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo, khi mắc bệnh, người dân không tự ý điều trị.

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 96.002 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong. Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết được ghi nhận tại tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương. So với cùng kỳ năm 2018 (30.263 trường hợp mắc/9 trường hợp tử vong) số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 3,2 lần.
Trước tình hình gia tăng số ca mắc và diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Tin mới