Xem toàn bộ ảnh
Ngày 15/8, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT TP Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra việc kinh doanh rượu tại cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng thuộc Công ty TNHH Hằng Nhiệm (địa chỉ tại số 3, tổ 4 nhà nổi Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) và hộ kinh doanh Rừng vàng thủ đô (có địa chỉ tại số 70 ngõ Ga Hà Đông, tổ dân phố 10, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội).
|
Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 1 xác định 5 hành vi vi phạm, gồm: Cơ sở bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế theo quy định; cơ sở sử dụng người trực tiếp sản xuất thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
|
Cùng đó, cơ sở không thông báo website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp không đầy đủ thông tin về hàng hóa trên website thương mại điện tử bán hàng; kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng 645 lít. |
Trong số rượu bị thu giữ có một lượng lớn là rượu ngâm.
|
Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Đội QLTT số 1 được thực hiện ngay sau kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 1/8/2022, cụ thể: “Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, có giải pháp phù hợp xử lý tình trạng ngộ độc rượu ; tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt xử lý nghiêm các cơ sở dùng cồn công nghiệp pha chế thành rượu gây ngộ động; chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế tăng cường cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng rượu tự pha chế không rõ nguồn gốc”.
|
Trước đó, chỉ trong vòng 3 ngày (từ 5 - 8/8), TPHCM đã xảy ra 2 vụ ngộ độc methanol sau khi uống rượu, khiến 2 người tử vong. Theo đó, có 2 loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc rượu ethanol và methanol. Việc ngộ độc xảy ra cấp tính khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn hoặc mạn tính khi dùng trong thời gian dài. Ảnh minh họa.
|
Bệnh nhân ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
|
Nhà hàng Mr. Bao, nơi 8 nạn nhân ăn uống trước khi nhập viện vì ngộ độc rượu. Ảnh: Zing.
|
Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, loại ngộ độc rượu nghiêm trọng hơn là methanol, xảy ra khi uống nhầm methanol hoặc uống rượu có chứa chất này. Đây là chất được dùng trong công nghiệp hóa chất. Chỉ cần uống 5 - 15 ml có thể gây ngộ độc nặng, 15 ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng tới thần kinh mắt…(Ảnh minh họa).
|
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cũng khuyến cáo, người dân không nên uống các loại rượu từ 30 độ trở lên quá 30ml/ngày. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đặc biệt, không uống rượu không rõ nguồn gốc, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa 10 g cồn), tương đương 30 ml rượu mạnh (40 - 43 độ), 100ml rượu vang (13,5 độ), 330 ml bia hơi (5 độ), 2/3 chai 500 ml hoặc lon bia 330 ml (5 độ). Ảnh minh họa. |