Hà Nội sắp mở rộng đường Trường Chinh

Dự kiến vào tháng 9 tới, dự án đường vành đai 2 Hà Nội (đoạn Ngã tư Vọng - Ngã tư Sở) sẽ chính thức được khởi công.

Theo Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, dự án đường vành đai 2 có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng, trong đó chi phí cho giải phóng mặt bằng là 2.022 tỷ đồng, xây lắp 312 tỷ đồng. Tuyến đường này sẽ dài 2.000m, rộng từ 53,5 - 57,5m cùng các hạng mục khác như cầu qua sông Lừ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng...
Hiện kế hoạch thu hồi đất của các tổ chức và doanh nghiệp để phục vụ dự án đã cơ bản hoàn tất. Trong đó, trên địa bàn quận Đống Đa sẽ thu hồi 68.504m2 đất, trong đó 18.240m2 đất của 25 cơ quan, 30.926m2 đất của 446 hộ dân, 19.335m2 đất đường giao thông.
Đường Trường Chinh đã bị quá tải và thường xuyên xảy ra ùn tắc từ nhiều năm nay do mặt cắt ngang quá hẹp.
 Đường Trường Chinh đã bị quá tải và thường xuyên xảy ra ùn tắc từ nhiều năm nay do mặt cắt ngang quá hẹp.
Riêng đoạn từ sông Lừ - Tôn Thất Tùng thuộc phường Khương Thượng sẽ thu hồi đất của 30 hộ dân, 9 cơ quan; đoạn từ Ngã Tư Vọng - sông Lừ gồm 108 hộ dân, 12 cơ quan; đoạn từ Tôn Thất Tùng - Ngã Tư Sở thuộc phường Khương Thượng, phường Ngã Tư Sở có 308 hộ dân, 4 cơ quan Thành phố sẽ tổ chức lập phương án đền bù thu hồi đất trong quý 3/2013.
Cũng theo Ban quản lý, trong tháng 9 tới, các đơn vị chức năng sẽ tiến hành khởi công 2 gói thầu là đoạn Sông Lừ - Tôn Thất Tùng, dài khoảng 640m và cầu bắc qua Sông Lừ. Các đoạn còn lại sẽ triển khai từ quý 1/2014 và hoàn thành toàn tuyến trong năm 2015.
Theo tính toán của UBND thành phố Hà Nội, nhu cầu tái định cư của toàn dự án này vào khoảng 560 căn hộ. Hiện Thành phố đã bố trí được 70 căn hộ tại khu hồ Láng Thượng và 30 căn tại khu X1, X2 Hạ Đình.
Ngoài dự án đường vành đai 2 nói trên, hiện Thành phố cũng đang xúc tiến triển khai dự án đường bộ trên cao song song với dự án này với điểm đầu là cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối là Ngã Tư Sở do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Làm đường bay cao tốc ở VN: Vô nghĩa vì... đâu tắc!

Ngày 11/6, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ nghiên cứu thiết lập đường "hàng không cao tốc nội địa" phục vụ các  tuyến bay trục Bắc - Nam.

Đường ưu tiên không phải là đường cao tốc

Theo TS Trần Đình Bá, Hội viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đường bay cao tốc thực chất chỉ là thay đổi quỹ đạo bay. Bởi vận tốc khai thác tối đa của máy bay, chúng ta đã sử dụng hết rồi.

Ông Bá cho rằng, trên thế giới "cao tốc hàng không - sky highway" là khái niệm về các đường bay được ưu tiên, nối các sân bay quốc tế tại các đại đô thị có lưu lượng bay rất cao. Khi bay trên các đường bay này, máy bay sẽ giảm được thời gian bay vì có quỹ đạo tối ưu do được ưu tiên, nhờ thế giảm tiêu hao nhiên liệu trên một trục cho các hãng hàng không sử dụng. 

Nhập lậu hàng không Việt: Ai chịu trách nhiệm?

Trao đổi với Kiến Thức, PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, các cơ quan chức năng chưa thực sự làm hết trách nhiệm nên mới để xảy ra tình trạng nhập lậu qua đường hàng không gia tăng và tinh vi như hiện nay. 

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, trách nhiệm đối với nguồn hàng nhập lậu qua đường hàng không thuộc về nhiều cơ quan chức năng, trong đó có Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công thương), Cục Thú y (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Lực lượng chống buôn lậu của Chi cục Hải quan sân bay đó. Những lực lượng này cần theo dõi chặt chẽ nguồn hàng nhập qua đường hàng không để kịp thời phát hiện hàng hóa nhập lậu, truy tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý. Bởi vì đơn cử như hiện nay, rất khó phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm có xuất xứ từ Trung Quốc. Bởi lẽ, tình trạng "rửa cá tầm nhập lậu" cũng đang gia tăng. Cụ thể, một số đơn vị, cá nhân trong nước nhập lậu mặt hàng này từ Trung Quốc và dùng trại nuôi tại miền Bắc nước ta làm vỏ bọc để hợp thức hóa thành cá tầm Việt Nam.  

Nhập lậu qua đường hàng không gia tăng

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều vụ vận chuyển hàng lậu qua đường hàng không. Mới đây, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam gửi đơn kiến nghị về việc "chống nhập lậu cá tầm không rõ nguồn gốc" tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các bộ, ngành liên quan. Hiệp hội khẳng định, mỗi ngày có tới 2-3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất. 

Tin mới