Hà Nội: Vì sao chuyển đổi KTX sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành NƠXH cho thuê? (ảnh minh họa: Internet). |
Hà Nội: Vì sao chuyển đổi KTX sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành NƠXH cho thuê? (ảnh minh họa: Internet). |
Hàng nghìn phòng tại KTX Pháp Vân đã xây xong nhưng chưa có sinh viên ở. |
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp. Là công trình trọng điểm và hiện đại bậc nhất Hà Nội do sở xây dựng TP Hà Nội là chủ đầu tư với số vốn lên đến 1.900 tỷ đồng. Mục đích xây dựng khu ký túc này là phục vụ cho hàng vạn sinh viên đang phải lay lắt đi thuê nhà ở Hà Nội. |
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 3 tòa nhà được đưa vào sử dụng, 3 tòa còn lại đang xây dở đứng yên tại chỗ. Do bị bỏ hoang nhiều năm nay mà chất lượng công trình đang dần xuống cấp. Đây chỉ còn là nơi để các bợm ma túy vất kim tiêm. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh cho các hộ dân và sinh viên sinh sống. |
Tổ hợp biệt thự Đô Nghĩa của tập đoàn Nam Cường. Dự án nghìn tỷ này 22,86 ha bao gồm các khu thương mại, sinh vật cảnh, công viên hồ nước, nhà phố chợ, nhà liền kề và biệt thự.Tuy nhiên, đã giao nhà cho dân cư được 4 năm nhưng chỉ lác đác vài hộ đến ở. Nhiều căn đang được rao bán nhưng chẳng ai mua. |
Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông. |
Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015. |
Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở. Những hạng mục đã xây lắp thì đang dần hoen gỉ, xuống cấp. Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. |
Dự án Thăng Long Mansion (số 21 Lê Đức Thọ, Bắc Từ Liêm) cũng lâm vào tình cảnh đắp chiếu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Thăng Long đưa ra viễn cảnh rằng dự án được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, khuôn viên cây xanh và khu vui chơi, giải trí, thể thao trong và ngoài nhà. Đây sẽ trở thành điểm đến được quan tâm bậc nhất của Thủ đô. |
Tuy nhiên, sau 5 năm thi công, dự án mới thực hiện được đến tầng thứ 7, có tòa còn chỉ xây được 3 tầng. Để hoang vắng bao nhiêu năm, các hạng mục xây dựng dần xuống cấp. |
Khu đô thị sinh thái Tuần Châu. Dự án này đã từng được xem là nằm ở vị trí chiến lược trung tâm, được khởi công xây dựng ngày 25/2/2008, với mục tiêu khai thác kinh doanh từ cuối năm 2010, thời điểm Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm tuổi. Dự án dự kiến có sân golf, khu vui chơi, khách sạn 5 sao và chung cư cao cấp. |
Tuy nhiên, đã quá tiến độ đến 5 năm mà khu sinh thái này vẫn ì ạch. Giờ đây, dự án nghìn tỷ này là một không gian hoang vắng mọc đầy cỏ dại. Đây chỉ còn là nơi để người dân chăn trâu thả bò. Dự án chậm trễ không chỉ là thiệt thòi của nhà đầu tư mà còn của người dân bởi họ đã bị thu hồi hết đất ruộng và lấy tiền đền bù, nghề phụ cũng không có để sinh nhai. |
Mắc cạn "pháp lý" hỗ trợ xây dựng nhà thương mại cho người thu nhập thấp (ảnh minh hoạ).
Còn vướng mắc pháp lý
Trả lời cử tri sau Kỳ họp Quốc hội khoá XIV mới đây về kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về “Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp”, Bộ Xây dựng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có sự lệch pha cung cầu. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hầu hết quan tâm đầu tư các dự án nhà ở thương mại theo giá thị trường, phục vụ cho các đối tượng có thu nhập cao, dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp dành cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Theo Bộ Xây dựng tính toán, nhu cầu nhà ở của người dân đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) hiện chỉ chiếm từ 20% - 30% tùy từng địa phương, đô thị cụ thể, còn lại 70-80% nhu cầu là phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2).
Để có quỹ nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2), Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi như: Về đất đai, được giảm tiền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất; Giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; Bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; cơ chế huy động vốn…
Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp thì các chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chưa được quy định trong Luật Đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất), Luật Nhà ở (lựa chọn chủ đầu tư), Luật Thuế (miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp)…Nghị quyết của chính phủ không phải là hình thức văn bản quy phạm pháp luật sẽ khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện nếu được Chính phủ ban hành.
Do vậy, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ theo hướng: Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình để sửa đổi, bổ sung đồng bộ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Nhà dưới 25 triệu/m2 đã "tuyệt chủng"?
Trước đó, một doanh nghiệp phát triển dự án tại Hà Nội chia sẻ, hiện nay giá nhà chung cư ở phân khúc trung bình tại Hà Nội đang ở ngưỡng 35 triệu đồng/m2.
Như vậy, một căn hộ 70m2 sẽ có giá 2,5 tỷ đồng, với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại ở mức 2.800 USD/người/năm (2019) tức khoảng 65 triệu đồng thì một người sẽ phải tích cóp trong khoảng 37 năm thu nhập, không tính mọi khoản chi phí ăn tiêu, sinh hoạt.
Đồng quan điểm, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng đưa ra nhận định, tại Hà Nội, phân khúc nhà ở chung cư giá dưới 25 triệu/m2 đã gần như "tuyệt chủng". Tại Tp. Hồ Chí Minh nếu như cách đây vài ba năm, với trên dưới 1 tỷ đồng có thể mua được một căn hộ ở ngoại ô Sài Gòn thì nay cầm trong tay 1,5 tỷ đồng người mua gần như tuyệt vọng vì căn hộ giá rẻ đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Chính việc này đã khiến cho giấc mơ “an cư” của không ít người dân ngày càng trở nên xa vời.
Theo các chuyên gia cho rằng xuất phát từ 2 vấn đề lớn là giá đất cao và sự chồng chéo, hạn chế trong các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính liên quan đến nhà ở đẩy giá nhà lên cao.
Bộ Xây dựng thì lý giải, hiện nay Luật nhà ở 2014 đang có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội được miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp xây dựng nhà ở xã hội cho thuê được miễn 70% thuế.
Tuy nhiên, trong thực tế các chủ dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được hưởng ưu đãi này vì pháp luật về thuế chưa có quy định về các loại hình dự án nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở thương mại giá thấp, mà chỉ quy định chung ưu đãi thuế giá trị gia tăng 5% đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.