Hà Nội yêu cầu taxi gỡ khẩu hiệu phản đối Uber, Grab

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp taxi tháo bỏ biểu ngữ phản đối Uber, Gra; lái xe không được tụ tập đông người gây mất an ninh, trật tự.

Hà Nội yêu cầu taxi gỡ khẩu hiệu phản đối Uber, Grab
Nội dung công văn yêu cầu các doanh nghiệp taxi trên địa bàn tháo bỏ toàn bộ các biểu ngữ phản đối Grab và Uber. Nếu doanh nghiệp nào không thực hiện và để tái diễn, Sở GTVT TP. Hà Nội sẽ xem xét hình thức xử lý kỷ luật.
Ha Noi cung yeu cau taxi go khau hieu phan doi Uber, Grab
 Taxi dán khẩu hiệu phản đối tại Hà Nội. Ảnh: Hiếu Công.
Sở cũng yêu cầu các doanh nghiệp taxi tuyên truyền, tập huấn đến đội ngũ lái xe và không tham gia tụ tập đông người và phương tiện tại những địa điểm công cộng, gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Cơ quan này cũng cho biết đã nhận được phản ánh về việc trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh taxi dán biểu ngữ phản đối Quyết định 24/QĐ-BGTVT.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp taxi tại Hà Nội đã tiến hành dán khẩu hiệu phản đối. Các khẩu hiệu được dán của taxi Hà Nội có nội dung như: “Phản đối Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải”, “50.000 xe thí điểm của Uber, Grab doanh thu 18.000 tỷ đồng, nhưng chỉ nộp ngân sách 15,8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?”, “Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông”…
Ha Noi cung yeu cau taxi go khau hieu phan doi Uber, Grab-Hinh-2
 Giới luật sư thì cho rằng các doanh nghiệp taxi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Ảnh: Hiếu Công.
Trước Hà Nội, ngày 9/10, Thành ủy, UBND TP.HCM cũng đã có cuộc họp về việc taxi dán khẩu hiệu phản đối trên địa bàn. Chính quyền TP.HCM đánh giá hành động của các doanh nghiệp taxi là "không hay", hình ảnh phản cảm.
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết thành phố đã chỉ đạo các xe có gắn các khẩu hiệu phản đối phải nhanh chóng gỡ bỏ.
Đáng chú ý, lãnh đạo các doanh nghiệp taxi có xe dán khẩu hiệu phản đối, cho rằng việc dán khẩu hiệu là hành động tự phát của tài xế. Trong khi đó, các tài xế lại cho biết chính các hãng taxi có chủ trương này.
Việc các hãng taxi dán khẩu hiệu phản đối này đã gây ra làn sóng phản ứng của chính khách hàng. Nhiều người cho rằng đó là hành động không phù hợp. Giới luật sư thì cho rằng các doanh nghiệp taxi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Hành khách nói gì về việc cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab?

Những ngày gần đây, việc Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” cấm dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber đã thu hút sự chú ý của dư luận. 

Hành khách nói gì về việc cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab?
Hanh khach noi gi ve viec cam dich vu di chung cua Uber, Grab?
 Dịch vụ đi chung xe GrabShare của Grab. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Việc Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” cấm dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber đã thu hút sự chú ý của dư luận. Tại sao với những ưu thế vượt trội đem lại nhiều tiện ích cho hành khách, trong đó có dịch vụ đi chung của Uber, Grab lại bị cơ quan quản lý nhà nước “tuýt còi?” Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng quyết định trên đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber

Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm Grab hay Uber khi số lượng xe đã lên đến hơn 50.000 chiếc, phá vỡ mọi quy hoạch.

Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber
Taxi Ha Noi yeu cau dung khan cap Grab-Uber
 Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị phải quản lý xe hợp đồng điện tử Grab, Uber như taxi. Ảnh: Tuấn Phùng.

Vinasun dán băng rôn trên taxi phản đối Grab và Uber

Phía sau mỗi chiếc taxi Vinasun đều dán băng rôn màu đỏ, ghi chữ vàng nổi bật với nội dung: “Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”.

Vinasun dán băng rôn trên taxi phản đối Grab và Uber
Mới đây, MXH xôn xao một số bức ảnh chụp taxi Vinasun dán băng rôn để biểu tình, phản đối sự cạnh tranh được cho là “phá giá” của 2 hãng vận chuyển Uber và Grab. Những chiếc taxi được dán băng rôn phía sau, đồng loạt xuống đường khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Tin mới