HAH đề kế hoạch lãi tăng 23% lên 550 tỷ đồng năm 2022

(Vietnamdaily) - Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất mà HAH đề ra lần lượt là gần 2.388 tỷ đồng và 550 tỷ đồng, tăng hơn 22% và 23% so với kết quả lũy kế 2021.

Trong Báo cáo thường niên mới đây, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) kỳ vọng vào kết quả của năm 2022 khi kế hoạch lợi nhuận đề ra có mức tăng trưởng hơn 23%.

HAH dự kiến tổng sản lượng khai thác trong năm 2022 là 948.000 TEU, trong đó khai thác cảng là 411.000 TEU; khai thác tàu là 395.000 TEU; sản lượng Depot là 142.000 TEU.

Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đề ra lần lượt là gần 2.388 tỷ đồng và 550 tỷ đồng, tăng hơn 22% và 23% so với kết quả lũy kế 2021.

HAH de ke hoach lai tang 23% len 550 ty dong nam 2022
 

Trong quý cuối năm 2021, công ty báo lãi trước thuế đạt 324 tỷ trước thuế, trong đó lãi sau thuế đạt 203 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, là mức lãi kỷ lục trong quý của doanh nghiệp.

Phía doanh nghiệp giải thích nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty tăng mạnh trong năm nay là giá cho thuế tàu tăng; sản lượng vận tải tăng cùng với giá cước tăng khiến lợi nhuận từ đội tàu tăng mạnh; sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng; lợi nhuận từ công ty liên kết tăng.

Lũy kế cả năm, doanh thu của HAH là 1.955 tỷ đồng, tăng 64% và lợi nhuận ròng là 446 tỷ, tăng 223% so với năm 2020.

Trong năm 2022, HAH dự định mua thêm 2 tàu container đã qua sử dụng loại 1.600-1.700 TEU; đóng mới từ 2-3 tàu container 1.800 TEU loại “SDARI Bangkok Mark IV”.

Ngoài ra, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cảng. depot tại khu vực Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và miền Trung khi có cơ hội, đồng thời đầu tư nâng cấp mặt bãi cảng Hải An và hệ thống thoát nước.

HAH và GMD hưởng lợi như thế nào trong năm 2022?

(Vietnamdaily) - Do giá cước giao ngay vào cuối năm 2021 đã tăng gấp đôi, SSI Research nhận thấy giá hợp đồng sẽ tăng đáng kể trong năm 2022. Điều này cũng sẽ giữ cho giá cho thuê tàu ở mức cao trong một thời gian dài và sẽ có lợi cho các công ty niêm yết như HAH, GMD.

SSI Research vừa ra báo cáo ngành cảng biển và logistics 2022 với chủ đề Gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn kéo dài trong năm 2022.

Theo đó, tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện đang ở mức đỉnh điểm, với thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài kỷ lục, số lượng tàu lớn chờ đợi tại các cảng, tình trạng thiếu tài xế xe tải, khung trọng tải và kho bãi.

Tất cả những sự mất cân bằng về cung và cầu này sẽ mất vài tháng để giải quyết.

Ban đầu, SSI Research ước tính tình hình này có thể được cải thiện vào Tết Nguyên đán năm 2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron và có thể cả những biến thể khác trong tương lai sẽ tiếp tục thách thức chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi chính sách “Không Covid” của trung Quốc. Do đó, SSI Research cho rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ chưa thể giảm bớt ít nhất là tới Q2/2022.

HAH va GMD huong loi nhu the nao trong nam 2022?
 

Chưa có áp lực từ khối lượng tàu container đặt đóng mới. Mặc dù lượng đơn đặt hàng tàu container hiện đang ở mức 23% so với đội tàu hiện tại, phần lớn dự kiến sẽ được bàn giao trong khoảng năm 2023-2024. Theo Clarksons, tăng trưởng về nhu cầu vận tải biển vẫn cao hơn nguồn cung trong năm 2022 (tốc độ tăng trưởng nhu cầu dự kiến là 4,2% so với tăng trưởng tổng trọng tải là 3,8%).

Nhu cầu vận chuyển vẫn mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho. Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu của Mỹ hiện đang ở mức thấp kỷ lục, do các doanh nghiệp và các hãng bán lẻ duy trì chính sách hàng tồn kho rất thấp. Một khi mọi thứ trở về mức bình thường, hành vi tiêu dùng có thể cân bằng trở lại và dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng có thể giảm tốc. Tuy nhiên, SSI Research kỳ vọng các hoạt động tái dự trữ hàng tồn kho sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu vận chuyển container trong năm 2022.

Giá cước vận chuyển container giao ngay dự kiến sẽ giảm dần trên thị trường quốc tế khi tình trạng tắc nghẽn giảm bớt (nhiều khả năng sẽ xảy ra trong nửa cuối năm 2022). Tuy nhiên, doanh thu thực tế của các công ty vận tải đến từ giá hợp đồng được ký vào đầu năm. Do giá cước giao ngay vào cuối năm 2021 đã tăng gấp đôi so với cuối năm 2020, SSI Research nhận thấy giá hợp đồng sẽ tăng đáng kể trong năm 2022. Điều này cũng sẽ giữ cho giá cho thuê tàu ở mức cao trong một thời gian dài và sẽ có lợi cho các công ty niêm yết như HAH, GMD.

Giá cước vận tải nội địa dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Nhu cầu vận chuyển nội địa sẽ phục hồi từ mức thấp trong năm 2021, khi hoạt động sản xuất hồi phục trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Mặt khác, nguồn cung tàu đang khan hiếm do một nửa đội tàu trong nước hiện đang ký hợp đồng cho thuê ra thị trường quốc tế. Tình hình này dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 2 năm trước khi các hợp đồng cho thuê tàu kết thúc. Điều này sẽ có lợi cho tất cả các công ty vận tải có tàu container vận hành ở thị trường nội địa.

Tăng trưởng sản lượng cảng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021, do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. SSI Research ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trung bình trong nửa đầu năm 2022 và tăng tốc trong nửa cuối năm. Ước tính tốc độ tăng trưởng cả năm đạt khoảng 10%-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường. Các cảng biển nước sâu còn dư công suất có thể có mức tăng trưởng cao hơn, như Gemalink và SSIT, trong khi các cảng sông có thể tăng trưởng ở tốc độ tăng của ngành.

Đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển sẽ là yếu tố hỗ trợ tich cực nếu được thông qua. Việc tăng dần giá dịch vụ cảng biển để tiến tới ngang tầm các nước trong khu vực Asean là mục tiêu chiến lược của các cảng biển Việt Nam. Việc tăng giá 10% có thể sẽ được thực hiện trong năm 2022 nếu tình hình dịch Covid-19 được cải thiện. Tuy nhiên, tác động thực tế có thể khác nhau đối với từng khu vực cảng, cụ thể các khu vực có mức độ cạnh tranh cao như Hải Phòng có thể khó nhìn thấy tác động lớn trong khi các cảng ở khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn như Cái Mép sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

SSI Research nhận thấy các công ty vận tải container có tiềm năng tăng lợi nhuận đáng kể do giá cho thuê tàu và giá cước vận tải nội địa cao. Mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty cảng có thể khác nhau, với tiềm năng tăng trưởng cao hơn cho các cảng biển nước sâu còn dư công suất như Gemalink (thuộc sở hữu của GMD) và SSIT (SGP và MVN). Các cảng ở khu vực Hải Phòng có thể tiếp tục đà tăng trưởng do hoạt động kém khả quan của cảng nước sâu Lạch Huyện, tuy nhiên vẫn có rủi ro cảng Lạch Huyện có thể sớm giải quyết xong các vấn đề về luồng và nhờ đó lấy lại vị thế cạnh tranh.

HAH báo lãi kỷ lục 203 tỷ đồng trong quý 4/2021

(Vietnamdaily) - Nguyên nhân khiến lợi nhuận của HAH tăng mạnh trong năm nay là giá cho thuế tàu tăng; sản lượng vận tải tăng cùng với giá cước tăng khiến lợi nhuận từ đội tàu tăng mạnh.

CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) ghi nhận doanh thu trong quý 4/2021 đạt 671 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp ở mức 337 tỷ đồng, tăng 316% so cùng kỳ.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của HAH cũng đã tăng 8 tỷ trong quý này. Bên cạnh đó, HAH còn lãi hơn 9 tỷ từ các công ty liên doanh liên kết.