Hải Dương: 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan KCN Đại An

Cả 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới ghi nhận tại xã Gia Khánh (huyện Gia Lộc, Hải Dương) đều có liên quan đến một số doanh nghiệp tại KCN Đại An. Hiện Hải Dương đang khẩn trương khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm trường hợp liên quan.

Ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2
Sáng ngày 4/8, Hải Dương ghi nhận thêm 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 cùng ở xã Gia Khánh (huyện Gia Lộc) và đều là công nhân đang làm việc tại một số doanh nghiệp trong KCN Đại An.
3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 gồm: chị N.T.T. (SN 1990, ở thôn Cao Dương, xã Gia Khánh) làm việc tại xưởng C2 Công ty TNHH During Việt Nam (khu công nghiệp Đại An mở rộng, huyện Cẩm Giàng). Sau khi có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, sáng 3/8, chị T. đến Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc khám và điều trị tại khoa Nội, được lấy mẫu xét nghiệm. Sáng 4/8, chị T. có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hai Duong: 3 truong hop duong tinh SARS-CoV-2 lien quan KCN Dai An
 Trung tâm y tế huyện Gia Lộc.
Trường hợp thứ 2 là anh P.V.Q. (SN 1992) ở thôn Cao Lý, làm việc tại xưởng 2 Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam (khu công nghiệp Đại An, TP Hải Dương). Sáng 3/8, anh Q. làm xét nghiệm COVID-19 dịch vụ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sáng 4/8.
Chị P.T.H. (SN 1992, vợ anh Q.). Ngày 28/7, chị H. bắt đầu làm việc tại Công ty TNHH During Việt Nam (khu công nghiệp Đại An mở rộng), tiếp xúc với những người cùng ca, sau đó nghỉ ở nhà. Ngày 2/8, chị đi xin việc tại Công ty TNHH Sản phẩm giấy LEO (khu công nghệ kỹ thuật cao An Phát, Cẩm Giàng). Ngày 3/8, chị H. đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương làm xét nghiệm COVID-19 dịch vụ. Ngày 4/8, kết quả xét nghiệm chị H. dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 4/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Gia Lộc đã quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ Trung tâm Y tế huyện trên đường Nguyễn Chế Nghĩa, thị trấn Gia Lộc. Trung tâm Y tế huyện thực hiện "nội bất xuất, ngoại bất nhập", tạm dừng toàn bộ dịch vụ khám, chữa bệnh thông thường (trừ trường hợp cấp cứu)...Việc phong toả do liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 là chị N.T.T. (sinh năm 1990) ở thôn Cao Dương, xã Gia Khánh (Gia Lộc).
Trước đó, ngay khi ghi nhận ca dương tính, xã Gia Khánh đã tạm thời phong toả, lập chốt chặn 2 thôn Cao Lý và Cao Dương; phối hợp truy vết xuyên đêm bước đầu xác định được 11 F1, 58 F2 trên địa bàn xã.
Khẩn trương khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm
Sáng 4/8, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh cùng tổ công tác của tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và làm việc với các địa phương, đơn vị có liên quan đến các trường hợp dương tính với Sars-CoV-2 mới ghi nhận.
Làm việc với lãnh đạo công ty Sumidenso Việt Nam (KCN Đại An, TP Hải Dương), nơi làm việc của anh P.V.Q (Gia Khánh, Gia Lộc) vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đề nghị doanh nghiệp tạm dừng hoạt động nhà máy số 2, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ công nhân của nhà máy, xác định các trường hợp F1 để đưa đi cách ly tập trung.
Hai Duong: 3 truong hop duong tinh SARS-CoV-2 lien quan KCN Dai An-Hinh-2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản làm việc với lãnh đạo công ty Sumidenso (KCN Đại An)

Đối với các trường hợp F2, sau khi được lấy mẫu xét nghiệm liên hệ với chính quyền địa phương nơi người lao động cư trú để thực hiện cách ly tại nhà và quản lý chặt chẽ.
Các trường hợp F2 và các công nhân còn lại của nhà máy yêu cầu viết cam kết thực hiện nghiêm túc cách ly tại nhà, không tiếp xúc với người thân và chờ kết quả xét nghiệm. Sau 2 lần lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả người lao động có kết quả xét nghiệm âm tính, doanh nghiệp thực hiện phun khử khuẩn, làm sạch môi trường thì nhà máy được phép hoạt động trở lại.
Tại Công ty TNHH During Việt Nam (khu công nghiệp Đại An mở rộng, Cẩm Giàng), ông Lưu Văn Bản yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động để tiến hành khử khuẩn môi trường, triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: khoanh vùng, xác định các trường hợp tiếp xúc gần với các ca dương tính, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động và phối hợp với ban chỉ đạo các địa phương nơi người lao động cư trú để áp dụng các biện pháp cách ly.
Công ty TNHH During Việt Nam là nơi làm việc của N.T.T, sinh năm 1990, trú tại Gia Khánh, Gia Lộc vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào sáng 4/8, sau khi có biểu hiện sốt, đau rát họng đi khám và được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm. Đây cũng là nơi chị P.T.H (vợ của P.V.Q, Gia Khánh, Gia Lộc) đến phỏng vấn và đi làm 1 ngày 29/7, sáng 4/8 cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hai Duong: 3 truong hop duong tinh SARS-CoV-2 lien quan KCN Dai An-Hinh-3

Ông Lưu Văn Bản kiểm tra, làm việc với Công ty TNHH During Việt Nam.

Sáng cùng ngày, làm việc với BCĐ huyện Gia Lộc để triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch lây lan tại địa phương này sau khi tại xã Gia Khánh liên tiếp ghi nhận 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, ông Lưu Văn Bản nhận định không loại trừ khả năng mầm bệnh đã xuất hiện trong cộng đồng tại xã Gia Khánh.
Do đó, trước mắt, huyện Gia Lộc cần áp dụng phong toả 2 vòng toàn xã Gia Khánh, trong đó khoanh vùng chặt 2 thôn Cao Lý, Cao Dương.
Đồng thời khuyến cáo nhân dân toàn huyện không ra khỏi nhà nếu không có việc thực sự cần thiết. Hạn chế mức tối đa nhân dân đi khỏi địa bàn.
Khẩn trương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân 2 thôn Cao Lý, Cao Dương và phải trả kết quả ngay trong ngày hôm nay. Tổ chức lấy mẫu ít nhất 3 lần, 2-3 ngày lấy mẫu 1 lần để giám sát mầm bệnh phát sinh.
Truy vết thần tốc triệt để tất cả F1, F2; khẩn trương cách ly tập trung đảm bảo an toàn chặt chẽ coi F1 như F0; tất cả F2 đưa về cách ly tại nhà, ký cam kết tự cách ký không tiếp xúc với người thân trong gia đình. Nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm.
Địa phương cần chuẩn bị và triển khai phương án tổ chức lực lượng vòng ngoài đảm bảo lưu thông hàng hoá, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho người dân trong khu phong tỏa; xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân dân xã Gia Khánh.
Công an huyện Gia Lộc ra thông báo khẩn:
Sáng 4/8, Công an huyện Gia Lộc đã ra thông báo khẩn số 01. Theo kết quả truy vết, tính đến thời điểm hiện tại (ngày 4/8) trên địa bàn huyện Gia Lộc có 3 ca dương tính với virus SARS-CoV-2
Để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, truy vết các trường hợp có liên quan đến các ca nhiễm bệnh trên, Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đề nghị tất cả những người dân đã đến các địa điểm sau:
Quán thịt mèo của nhà ông Phạm Quang Vụ, địa chỉ Đội 7 – Cao Lý – Gia Khánh, từ ngày 20/7/2021 đến ngày 03/8/2021
Cửa hàng tạp hóa của nhà bà Phạm Thị Hơn (Xiết) địa chỉ Đội 10, Cao Dương, Gia Khánh từ khoảng 19h đến 21h ngày 31/7/2021.
Chợ Cốc, Gia Khánh từ khoảng 06h30’- 07h30’ ngày 01/8/2021 (đặc biệt tại các sạp bán tôm, bán thịt)
Quán gội đầu nhà Khương (đối diện trường Cấp II xã Gia Khánh), từ khoảng 13h30’ đến 14h30’ ngày 30/7/2021.
Cần phải khai báo y tế ngay với UBND xã, thị trấn hoặc Trạm Y tế xã, thị trấn gần nhất để được hướng dẫn các biện pháp phòng dịch và lấy mẫu xét nghiệm.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới:

Nguồn: THĐT1

Bé trai nguyên dây rốn bị bỏ lại trước nhà dân kèm bức thư nhờ nuôi

Bé trai sơ sinh bị bỏ lại trong chiếc giỏ nhựa đặt trước cửa một gia đình hiếm muộn, bên trong giỏ kèm bức thư nhờ nuôi.

Hôm nay (4/8), UBND phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh cho biết, một bé trai sơ sinh được người dân phát hiện khi bị bỏ lại trước cửa một gia đình vào tối qua.

Khi được phát hiện, bé trai sơ sinh vẫn còn nguyên dây rốn, đặt trong một chiếc giỏ bằng nhựa. Trong giỏ còn có một lá thư viết tay với nội dung: "Do lỡ có thai ngoài ý muốn và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi sinh cháu mà không đủ điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục. Tôi xin gửi anh chị với tấm lòng bồ tát nuôi giúp con tôi trong thời điểm khó khăn này..."

Người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ COVID-19?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy người lao động ngành nghề nào được nhận hỗ trợ?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23 về mức hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng. Theo Quyết định 23, người lao động trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được nhận tiền hỗ trợ 1 lần với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 3,71 triệu đồng/người từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. 

Lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ được hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt.

Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của người lao động tính từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2021.

Mức hỗ trợ 1 lần như sau: Người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1,855 triệu đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng/người.

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?
Ảnh minh họa.

Lao động bị ngừng việc được hỗ trợ 1 triệu đồng/người

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 điều 99 bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người.

Lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.

Lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người

Đối với lao động nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngoài được nhận hỗ trợ 1 lần, sẽ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.

Lưu ý tất cả những lao động này đều đã tham gia đóng BHXH.

Trẻ em được hỗ trợ tất cả chi phí khi đi cách ly, điều trị và hỗ trợ thêm 1 triệu đồng

Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị và tiền ăn theo quy định, được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27/4 đến hết ngày 31/12/2021.

Nghệ sĩ chức danh nghề hạng IV được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Theo đó, đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5 – 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ 1 lần 3,71 triệu đồng/người.

Hướng dẫn viên được hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người

Nguoi lao dong nganh nghe nao duoc nhan ho tro COVID-19?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đủ các điều kiện: Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các Hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm.

Hạn cuối nộp hồ sơ là 31/1/2022, nếu đủ hồ sơ trong thời gian trên cũng được trợ 1 lần là 3,71 triệu đồng/người. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, có hơn 26.000 HDV cón thẻ còn hiệu lực.

Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 được hỗ trợ 3 triệu đồng

Nhóm hộ kinh doanh được hỗ trợ với các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Mức hỗ trợ cho hộ kinh doanh là 3 triệu đồng/hộ và lĩnh 1 lần, được trích từ Ngân sách nhà nước.

Người được xác định là F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày

Đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) từ ngày 27/4 – 31/12/2021 được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4 đến ngày 31/12/2021, được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Lao động tự do được hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày

Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác sẽ do địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần, hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa... được hỗ trợ 1,5 triệu đồng

Theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ 30/4 - 18/7.

Theo đó, các nhóm đối tượng lao động tự do được hỗ trợ gồm: Nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc khi thành phố chỉ cho bán hàng ăn uống mang về; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng theo công điện 15 ngày 18.7...

Tin mới