Hải Dương “đóng băng” cần cả nước… “chia lửa”

Dịch bệnh bùng phát ngay lập tức đã tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương. Trong thời điểm quyết định này, Hải Dương cần sự động viên, “chia lửa”, hỗ trợ của cả nước để chiến thắng đại dịch COVID-19.

558 ca nhiễm tại 12/12 huyện, thành kéo theo hơn 14.000 F1, 67.000 F2, 71 khu dân cư, 9 thôn, 2 xã, 2 huyện, thành phố bị phong tỏa, toàn tỉnh cách ly xã hội 15 ngày. Những con số trên cho thấy tính chất phức tạp, quy mô lớn của “cơn bão” COVID-19 tác động đến Hải Dương trong 24 ngày qua.
Dịch bệnh bùng phát ngay lập tức đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương.
Hơn 1,9 triệu dân phải sống cuộc sống bí bách, khó khăn khi cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch bệnh. Nhất là dịch bùng phát trong dịp cận Tết nguyên đán khiến nhiều người không thể về nhà, người dân không được đón một cái tết cổ truyền trong vui vẻ, hạnh phúc. Người Hải Dương đến các tỉnh, thành đều phải cách ly để phòng dịch.
Hai Duong “dong bang” can ca nuoc… “chia lua”
 
Những thiệt hại về kinh tế hiện hữu khi các cửa hàng kinh doanh buôn bán, điểm vui chơi giải trí, di tích lịch sử… buộc phải đóng cửa, nhiều công ty dù sản xuất nhưng thiếu lao động do giãn cách xã hội. Hàng nghìn, thậm chí nhiều hơn thế nữa những người lao động tạm thời ngưng việc do lệnh cách ly.
Đặc biệt, một sản lượng lớn nông sản của người nông dân bị ách tắc không thể xuất khẩu do một số tỉnh “đóng cửa” phòng dịch. Hệ lụy xuất hiện trên những cánh đồng là diện tích lớn rau màu bắp cải, xu hào, cà rốt, hành tỏi trong cảnh không kẻ mua người bán nằm loang lổ, tàn úa. Những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn nuốt nước mắt vào trong với nỗi lo cuộc sống khó khăn sau này.
Nhưng những khó khăn, thiệt hại về kinh tế sẽ chưa dừng lại ở đó nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài.
Trong cảnh khốn khó ấy, Hải Dương rất cần sự chia sẻ, động viên, chia lửa từ Trung ương đến các địa phương cùng nhân dân cả nước để tiếp thêm sức mạnh, gồng mình chống chọi với đại dịch tàn khốc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu với những khó khăn của Hải Dương. Trên mạng xã hội đã xuất hiện một số bài viết chê trách, phê phán Hải Dương chưa làm tốt, chưa quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh với nhiều từ ngữ nặng nề như “Hải Dương chống dịch như một thằng nghiện”, “từng đoàn xe tháo chạy khỏi Hải Dương trước giờ cách ly xã hội".
Những thông tin thiếu chuẩn xác, không hiểu tỉnh hình ở Hải Dương đã làm ảnh hưởng, thậm chí gây hoang mang trong nhân dân Hải Dương vào công cuộc chống dịch. Nhất là ở thời điểm quyết định trong “cuộc chiến” cần sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, phủ nhận công sức của cả hệ thống chính trị, các lực lượng của Hải Dương trong công tác chống dịch.
Thậm chí, có địa phương “ngăn sông, cấm chợ” khi dừng tiếp nhận hàng hóa từ Hải Dương đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu cà rốt, rau, lợn sữa cấp đông và các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Gần 40.000 tấn nông sản có nguy cơ bị ách tắc.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Hải Dương là loại virus biến chủng mới, diễn ra trong khu công nghiệp, trong khu dân cư đông đúc, ủ bệnh lâu và khi phát hiện đã không còn là vài ca dương tính mà đã lên tới con số hàng trăm ca dương tính. Không chỉ xuất hiện ở Chí Linh mà trước đó, COVID-19 đã âm thầm lan ra một số địa phương khác, số liệu thống kê dịch tễ cho thấy rõ điều này. Dịch xảy ra vào thời điểm khó khăn cho công tác phòng chống dịch là giáp tết.
Cùng với đó, một lượng lớn lên đến hơn chục nghìn người phải cách ly tập trung gây khó khăn trong việc bố trí cơ sở cách ly, công trình vệ sinh, đảm bảo y tế, vệ sinh môi trường...Đó là những khó khăn, thách thức rất lớn của Hải Dương trong việc ngăn chặn và dập dịch.
Có ở tâm dịch mới thấy, các giải pháp của Hải Dương được thực hiện quyết liệt ngay từ đầu với những phương án chống dịch phù hợp tùy theo diễn biến của dịch bệnh. Hải Dương tuân thủ chiến lược chống dịch lần này là truy vết thật nhanh, xét nghiệm diện rộng, cách ly, khoanh vùng thật gọn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
Chỉ sau một ngày phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Chí Linh, Hải Dương phong tỏa thành phố Chí Linh - mức độ cao hơn cả việc cách ly xã hội như hiện nay. Sau khi huyện Cẩm Giàng phát hiện khoảng 10 ca nhiễm, Hải Dương đã phong tỏa toàn huyện này.
Đồng thời với chiến lược chống dịch, Hải Dương cũng quyết tâm khoanh vùng thật gọn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. Thời điểm dịch xuất hiện tại 11/12 huyện, thị, thành phố của tỉnh, Hải Dương quyết định cách ly xã hội toàn tỉnh để làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh. Đây được cho là quyết định kịp thời bởi việc phong tỏa hay giãn cách phải dựa trên cơ sở về dịch tễ, khoa học.
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên đến nay, từ lãnh đạo tỉnh, các lực lượng chức năng như y tế, công an, quân đội căng mình để đưa ra những chỉ đạo, thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách kịp thời nhất. Hàng nghìn người không có tết, âm thầm hi sinh để thực hiện xứ mệnh cao cả trên tuyến đầu chống dịch.
Tất nhiên, trong bất cứ “cuộc chiến” nào không thể không có sơ suất, lỗ hổng dù chủ quan hay khách quan đã được các chuyên gia Bộ Y tế chỉ ra như mật độ cách ly quá đông có thời điểm phòng 30 người, nhà vệ sinh, một trong những khu vực nguy cơ lây nhiễm cao nhất - đang dùng cho 60 người và “một số vấn đề trong khu cách ly, có lây nhiễm chéo trong khu cách ly và chưa cắt đứt được chuỗi lây”. Hay như có thời điểm công nhân lấy giấy xác nhận tại các cơ sở còn tình trạng chưa đảm bảo giãn cách xã hội, ý thức chấp hành các biện pháp phòng, dịch của một bộ phận người dân chưa cao…Những lỗ hổng được chỉ ra đã được Hải Dương nỗ lực khắc phục.
Cuộc chiến chống dịch như chống giặc của Hải Dương đang bước vào giai đoạn quyết định. Nhưng đã có một số tín hiệu khả quan như kết quả xét nghiệm cho thấy ca bệnh đang giảm, người dân chấp hành tốt, khu cách ly được chấn chỉnh, việc xét nghiệm đã đáp ứng được yêu cầu khi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Các ổ dịch như Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách cơ bản được khoanh vùng, khống chế; số lượng ca nhiễm COVID-19 được phát hiện ở Hải Dương những ngày qua là lớn nhưng đều trong khu cách ly tập trung, được kiểm soát.
Để chiến thắng dịch COVID-19, Hải Dương rất cần sự động viên cùng những góp ý chân thành, sự “chia lửa” hỗ trợ từ Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Công thương, các địa phương để ngăn chặn dịch bệnh cũng như lưu thông hàng hóa để thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh. Bởi Hải Dương dập dịch không phải chỉ cho Hải Dương mà là dập dịch cho cả nước.
Đồng thời, tiếp tục cần sự đồng thuận, chung tay chấp hành các quy định phòng, chống dịch bệnh của người dân trong tỉnh. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Hải Dương sẽ sớm thành công trong việc khoanh vùng dập dịch COVID-19.

>>> Mời độc giả xem thêm video Từ vùng dịch Covid-19 đến TP.HCM phải khai báo y tế

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Dịch COVID-19: Hải Dương kiểm soát chặt các trường hợp ra vào tỉnh

Với tinh thần quyết tâm dập dịch COVID-19, từ 0h ngày 16/2, hàng trăm chốt kiểm soát dịch bệnh từ tỉnh đến huyện, xã đều đã hoạt động kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đặc biệt tại các địa bàn giáp danh giữa Hải Dương và các địa phương lân cận.

Dich COVID-19: Hai Duong kiem soat chat cac truong hop ra vao tinh

Để thực thi nghiêm lệnh cách ly xã hội, Công an tỉnh Hải Dương đã tham mưu Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh lập thêm 17 chốt kiểm soát dịch cấp tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương từ 0h ngày 16/2. Trước đó, từ khi dịch bùng phát tỉnh Hải Dương đã triển khai tổng số 321 chốt kiểm soát dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã với tổng số 1120 cán bộ chiến sỹ Công an tham gia thực hiện nhiệm vụ. 

Dich COVID-19: Hai Duong kiem soat chat cac truong hop ra vao tinh-Hinh-2

Trong đó có 10 chốt kiểm soát dịch cấp tỉnh đã đi vào hoạt động, cụ thể: tại TP Chí Linh là 03 chốt; huyện Cẩm Giàng 4 chốt; thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Bình Giang mỗi địa phương 01 chốt. 

Hải Dương cách ly xã hội: Các địa phương giáp ranh kiểm soát thế nào?

Hải Dương đã công bố giãn cách xã hội từ 0h ngày 16/2. Hải Dương giáp ranh với các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình. Các địa phương giáp với Hải Dương đã kiểm soát người dân đi lại như thế nào?

Hải Phòng: Tạm dừng tiếp nhận các công nhân từ tỉnh Hải Dương
Ngày 15/2, UBND TP Hải Phòng ra thông báo số 61. Trong đó nhấn mạnh, đối với các công nhân làm việc tại các nhà máy tại Hải Phòng về các địa phương ăn tết, thành phố sẽ tạm dừng tiếp nhận các công nhân từ tỉnh Hải Dương. Đối với các địa phương đang có ca dương tính ngoài cộng đồng, thành phố chỉ tiếp nhận công nhân khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 bằng phương pháp PCR.

Tin mới