Hải Dương: Nam học sinh xét nghiệm lần 4 mới dương tính COVID-19
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ 17h ngày 27/2 đến 17h ngày 28/2, tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm 12 trường hợp mắc mới.
Hải Ninh
Trong đó, huyện Kim Thành huyện ghi nhận 6 trường hợp gồm 4 trường hợp là F1 của ổ dịch xã Kim Liên đã được cách ly tập trung trước đó; 2 trường hợp mắc mới tại xã Ngũ Phúc được xác định có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân 2404, được lấy mẫu trong diện nguy cơ, lần 1 có kết quả âm tính, lấy mẫu lần 2 ngày 27/2 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Ngoài Kim Thành, TP Hải Dương ghi nhận thêm 1 trường hợp, TP Chí Linh có thêm 2 trường hợp; huyện Nam Sách thêm 1 trường hợp đều là F1 của bệnh nhân trong ổ dịch cũ; huyện Cẩm Giàng ghi nhận thêm 1 trường hợp là người trong vùng phong tỏa TT Lai Cách, Cẩm Giàng; 1 trường hợp mắc mới tại thị xã Kinh Môn được phát hiện thông qua sàng lọc cộng đồng.
Ngày 27/2, Hải Dương đã giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (đặt tại Trung tâm Y tế TP. Chí Linh) đánh dấu bước chuyển quan trọng, đưa TP Chí Linh sẵn sàng trở lại trạng thái bình thường sau ngày 2/3.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Nam Sách, huyện này có ca dương tính mới là một học sinh tiểu học ở vùng phong toả xã Nam Tân. Học sinh này được cách ly tập trung ngày 19/2 tại khu cách ly Trường THPT Nam Sách II, ngày 26/2 được lấy mẫu xét nghiệm lần 4, ngày 28/2 có kết quả xét nghệm dương tính. Tình trạng sức khoẻ hiện nay không ho, không sốt. Ca nhiễm mới là em trai của bệnh nhân 2350, đã được cách ly tập trung từ ngày 19/02/2021 (Ca bệnh BN2434). Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3 - Đại học Sao Đỏ cơ sở 2.
Với việc ghi nhận thêm 12 ca mắc mới, tổng số ca mắc cộng dồn trên địa bàn tỉnh là 665 trường hợp. Đã có 297 trường hợp được điều trị khỏi và ra viện.
Trong ngày 28/2, có thêm 9 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 1 Trung tâm Y tế Chí Linh khỏi bệnh ra viện.
Chiều 28/2, toàn bộ 79 bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện dã chiến số 1 đã được chuyển sang Bệnh viện dã chiến số 3 để tiếp tục điều trị.
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Chí Linh Ngô Văn Việt cho biết, trước giờ chuyển sang Bệnh viện dã chiến số 3, trên 80% số bệnh nhân sức khỏe cơ bản ổn định, số còn lại có các triệu chứng sốt nhẹ, ho thủng thẳng, tức ngực, hụt hơi...
Sau khi di chuyển toàn bộ bệnh nhân sang Bệnh viện dã chiến số 3, Trung tâm Y tế TP Chí Linh sẽ tổng vệ sinh khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, phòng bệnh... để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Do trung tâm có 89 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cách ly y tế theo quy định nên ít nhất sau 2 tuần nữa thì hoạt động của đơn vị mới trở lại bình thường.
Trước mắt, Sở Y tế sẽ điều bộ phận cán bộ, y, bác sĩ do tỉnh tăng cường về Chí Linh đang làm nhiệm vụ tại Phòng khám Đa khoa Thái Học sẽ tạm thời về Trung tâm Y tế Chí Linh để khám bệnh cho nhân dân nhưng chưa điều trị nội trú, trừ những trường hợp đặc biệt.
Trước đó, ngày 27/2, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh ký quyết định giải thể Bệnh viện dã chiến số 1, đặt tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh.
>>> Mời độc giả xem thêm video Công bố giá bán vắc xin Covid-19 triển vọng nhất nước Mỹ
Làng hoa Tây Tựu: Xót xa tình cảnh "hoa cười, người khóc"
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến đầu ra hàng hóa bị ảnh hưởng, người trồng hoa Tây Tựu (Hà Nội) phải nhổ từng cây hoa vứt bỏ đầy ruộng mà họ ngày đêm miệt mai, chăm sóc để chờ ngày thu hoạch.
Có mặt tại vườn hoa Tây Tựu (Hà Nội), thời gian này đang là lúc các loại hoa vào vụ thu hoạch, nhưng dịch bệnh COVID-19 khiến đầu ra bị ảnh hưởng.
Hoa rớt giá khiến tất cả người làm nghề trồng hoa điêu đứng, giá bán hoa không đủ tiền giống chứ chưa tính đến chi phí phân bón, nhân công...
Cũng theo các chủ vườn, thiệt hại nặng nề nhất giai đoạn này chính là người trồng hoa ly, bởi giá giống hoa cao. Lại mất nhiều chi phí chăm sóc và hoa nở trong thời gian rất ngắn, không có người mua nên các chủ vườn chỉ còn cách duy nhất là cắt vứt bỏ tại ruộng.
Hoa không bán được đồng nghĩa người nông dân không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
Nhiều hộ dân phải phá bỏ ruộng để trồng lại hoa mới.
Vườn hoa nhà anh Đỗ Đức Tuyến (làng hoa Tây Tựu) đã được anh nhổ bỏ trong mấy ngày qua và đang chờ ít ngày nữa cải tạo lại đất trồng lại lứa mới.
Đại dịch COVID-19 tác động không nhỏ lên đời sống của những người dân trồng hoa ở Tây Tựu.
Anh Tuyến cho biết thêm: ''Cứ 10 người trồng hoa thì 7 nhà phải nhổ vứt đi, dân làng mệt mỏi vì dịch bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn''.
Hiện nay, các vườn hoa ở Tây Tựu hầu hết chủ vườn đều đang gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thậm chí, nhiều nhà vườn phải chặt bỏ vì hoa bán không ai mua.
Hàng chục mét hai bên đường vào làng hoa Tây Tựu chất đầy hoa cúc bị vứt bỏ.
Video: COVID-19: Giá hoa giảm mạnh, làng hoa vắng tanh
Hải Dương: Mỗi cơ quan, đơn vị thành lập một tổ chống COVID-19
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập ít nhất một tổ phòng chống dịch COVID-19. Chỉ những người có liên quan trực tiếp mới làm việc và tiếp xúc với khách, đối tác từ bên ngoài đến làm việc tại cơ quan, đơn vị.
Ngày 26/2, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái đã ký quyết định số 636/QĐ-UBND ban hành quy định về phòng, chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, phạm vi áp dụng gồm tất cả nơi làm việc của các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp, cơ sở lao động, ký túc xá cho người lao động trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) cho tất cả các đối tượng như: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động, người sử dụng lao động, khách đến làm việc; Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.
Thêm một lần nữa, trong ngày truyền thống thiêng liêng của ngành y, những bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 kỷ niệm trong thầm lặng. Sự tri ân của nhân dân cùng lời chúc, sự động viên luôn mang nhiều ý nghĩa để vững vàng nơi tuyến đầu chống dịch.
30 ngày qua, đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Hải Dương. Trong thời điểm khó khăn, người dân luôn dành trọn niềm tin vào đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch sẽ khống chế, dập tắt đẩy lùi dịch bệnh.
Không phụ lại sự kỳ vọng của nhân dân, các chuyên gia, bác sĩ, cán bộ y tế của Trung ương và địa phương đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm, nhiệt huyết, chung sức đồng lòng cùng Hải Dương chống dịch. Sự đóng góp của các bác sĩ, nhân viên y tế bằng trái tim, khối óc đã giúp Hải Dương kiểm soát dịch bệnh với gần 300 bệnh nhân đã được điều trị khỏi trong thời gian ngắn.