Hải Dương: Tiêu thụ hơn trăm tấn cá lồng từ tình người trong lũ

Trước nguy cơ thiệt hại của người nuôi cá lồng do lũ, một số cơ quan, tổ chức đã hỗ trợ người dân tiêu thụ cá lồng. Hơn trăm tấn cá lồng đã được tiêu thụ.

Lao đao cá lồng do nước lũ
Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, lũ các sông ở Hải Dương dâng cao khiến nhiều khu vực nuôi cá lồng ở các huyện Nam Sách, Tứ Kỳ, Thanh Hà, TP Hải Dương…bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu
Nhiều hộ nuôi cá lồng tại huyện Nam Sách bị ảnh hưởng. 
Nước lũ dâng cao và chảy xiết kéo theo phù sa, cành cây, rác thải…va đập mạnh làm rách lưới của lồng cá, khiến cá thoát ra ngoài, nguy cơ thất thoát lượng lớn cá lồng. Ngoài ra, nước lũ cũng khiến bè cá bị đứt neo trôi dạt theo dòng nước. Thậm chí tại một số lồng cá đã có hiện tượng cá chết.
Tại huyện Nam Sách, thống kê cho thấy, có đến 144 trên tổng số hơn 3500 lồng cá trên sông bị chìm, trôi và bục lồng. Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo các hộ tranh thủ thu hoạch cá để hạn chế thấp nhất thiệt hại và đề nghị các sở, ngành của tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ địa phương tiêu thụ cá.
Sáng 13/9, một số hộ dân xã An Sơn (huyện Nam Sách, Hải Dương) đã liên lạc với PV Tri thức và Cuộc sống bày tỏ mong muốn được cơ quan chức năng, đơn vị hỗ trợ giải cứu tiêu thụ cá lồng.
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu-Hinh-2
 Nhiều tổ chức về giúp tiêu thụ cá lồng.
Ông Đỗ Đình Triệu, một chủ hộ nuôi cá lồng tại thôn Nhuế Sơn (xã An Sơn) lo lắng cho biết, gia đình ông có lồng nuôi cá với sản lượng khoảng 30 tấn. Do nước lũ, hiện cá lồng của gia đình đang có hiện tượng chết lác đác. Lồng cá của gia đình cách bờ vài trăm mét nên việc bán cá gặp nhiều khó khăn. Gia đình ông Triệu mong cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các đơn vị hỗ trợ giải cứu, tiêu thụ cá để giảm bớt thiệt hại.
Một số hộ nuôi cá lồng ở xã An Sơn cho biết, hiện đang phải chấp nhận bán cá với giá rẻ hơn so với giá thị trường do nước lũ ảnh hưởng, cá có nguy cơ chết.
Bí thư xã An Sơn Nguyễn Xuân Toản cho biết, toàn xã hiện có 26 hộ dân với 182 lồng, tính bình quân mỗi lồng từ 5 đến 7 tấn ước nuôi khoảng 500 tấn cá.
“Từ ngày 12/9, khi phát hiện nguy cơ cá có thể chết do nước lũ ảnh hưởng, nhiều người bắt đầu phải bán cá. Đa phần là cá trắm giòn, cá chép giòn. Dù theo dự kiến đến cuối năm mới vào vụ thu hoạch, nhưng hiện tại không còn cách nào khác người dân phải bán “non”. Đến hôm nay nhìn con cá có hiện tượng mắt đỏ, đuối dần. Giá bán hiện tại dao động từ 25 – 35.000đ/kg. Giá chỉ bằng 1/3 so với bình thường”, ông Toản nói.
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu-Hinh-3
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân thu cá từ lồng mang lên bán. 
Tại xã Thái Tân, tình trạng tương tự cũng xảy ra. Lãnh đạo UBND xã Thái Tân cho biết, xã hiện có khoảng trên 500 lồng, mỗi lồng khoảng 7 đến 8 tấn. Đến hiện tại người dân đang huy động bán cá, dự kiến khoảng 10 ngày nữa mới có thể bán hết cá.
Chung tay hỗ trợ người dân tiêu thụ cá lồng
Để hỗ trợ người nông dân tiêu thụ cá lồng, giảm bớt thiệt hại do mưa, lũ, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương đã quyết định thành lập “Ban giải cứu tiêu thụ cá lồng trên sông cho bà con nông dân do ảnh hưởng mưa lũ lớn sau bão số 3 Yagi”.
Hội đã kêu gọi toàn thể các doanh nhân, doanh nghiệp trẻ và các mạnh thường quân, người dân cùng chung tay góp sức hỗ trợ “giải cứu” cá lồng cho người dân, tìm kiếm đầu ra, kết nối đến các đơn vị tiêu thụ, nhà hàng, siêu thị để nhanh nhất có thể đưa cá đi tiêu thụ.
Đồng hành còn có Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, Tỉnh đoàn Hải Dương và một số đơn vị chức năng.
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu-Hinh-4
Tại các điểm bán cá lồng ở TP Hải Dương, nhiều người dân xếp hàng chờ đợi. 
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu-Hinh-5
Ai cũng mong muốn có thể chia sẻ giúp người nông dân nuôi cá vơi bớt khó khăn. 
Sau khi hỗ trợ người nuôi cá lồng huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, ngày 13/9, các đơn vị tiếp tục hỗ trợ người nuôi cá lồng ở xã Thái Tân (huyện Nam Sách) tiêu thụ cá. Lực lượng quân đội, công an, đoàn thanh niên và nhân dân đã cùng chung tay hỗ trợ thu và vận chuyển cá vào bờ. Ngay lãnh đạo UBND huyện Nam Sách cũng trực tiếp về chỉ đạo công tác tổ chức tiêu thụ cá của bà con nhân dân.
Ngay trong ngày đã có 6 chủ lồng cá được hỗ trợ với lượng tiêu thụ trên 80 tấn cá. Trong đó, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương hỗ trợ tiêu thụ trên 30 tấn. Ngoài ra còn có nhiều thương lái đã đến thu mua cá giúp đỡ các hộ nuôi cá lồng vượt qua hoạn nạn do ảnh hưởng của bão, lũ. Dọc tuyến đê sông Thái Bình, nhiều người đến mua cá hoặc hỗ trợ vận chuyển cá đến các điểm tập kết để người dân tiện mua.
Tại các điểm bán cá cho người dân ở khu vực quảng trường Trung tâm Văn hóa Xứ Đông và quảng trường Thống Nhất tại TP Hải Dương, nhiều người dân xếp hàng chờ đợi mua cá ủng hộ người nông dân Nam Sách. Người mua ít từ 1 đến 2 con, người mua nhiều từ 6 đến 10 con, chủ yếu là cá chép giòn từ 3 đến 6 kg với giá bán theo con là 150.000 đồng.
Chị Đỗ Thị Huế, phường Tứ Minh (TP Hải Dương) cho biết, khi biết tin các đơn vị hỗ trợ bán cá lồng giải cứu giúp người dân nuôi cá, bản thân chị cùng một số bạn bè đã đến mua để ủng hộ. Cá chép giòn rất tươi ngon lại mang nhiều ý nghĩa, giúp đỡ hỗ trợ người nông dân nuôi cá bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ, giúp họ vơi bớt đi thiệt hại.
Hai Duong: Tieu thu hon tram tan ca long tu tinh nguoi trong lu-Hinh-6
 Những ngày qua, hơn trăm tấn cá lồng đã được tiêu thụ.
Ông Nguyễn Công Hải, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương, trao đổi với báo chí cho biết, từ 11/9 đến 13/9, đơn vị đã phối hợp hỗ trợ tiêu thụ trên 100 tấn cá lồng cho bà con nông dân. Cùng với hỗ trợ bán trực tiếp, hội kết nối với nhiều đầu mối trong và ngoài tỉnh Hải Dương để đẩy mạnh tiêu thụ. Việc hỗ trợ tiêu thụ giúp cá bán được giá, giảm thiệt hại do thiên tai. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ cá lồng sẽ được các đơn vị thực hiện đến khi nông dân không còn nhu cầu.
Những ngày tới, việc hỗ trợ tiêu thụ cá lồng vẫn tiếp tục để nhân lên tình người trong lũ. Trên mạng xã hội, nhiều hình ảnh kêu gọi hỗ trợ giải cứu cá lồng vẫn tiếp tục được người dân đăng tải với mong muốn thêm những kênh kết nối tiêu thụ cá giúp người dân.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cung ứng thực phẩm cho người dân khi mưa lũ ra sao?

 

Hải Dương: Rà soát nguồn thải, tìm nguyên nhân 300 tấn cá lồng chết

UBND tỉnh Hải Dương giao các cơ quan chức năng khẩn trương xác định nguyên nhân gây chết cá lồng, trong đó có rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá lồng.

Những ngày qua, một số lồng nuôi cá trên sông Thái Bình thuộc địa phận các xã Tiền Tiến, phường Nam Đồng (TP Hải Dương) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt với khối lượng khoảng 300 tấn và hiện con số này chưa dừng lại.
Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản chỉ đạo gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố việc tập trung khắc phục và xác định nguyên nhân cá nuôi lồng chết.

Sớm xác định nguyên nhân thiếu oxy khiến hàng trăm tấn cá lồng chết

Lãnh đạo Sở NN&PTNT đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định các nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước, rà soát các nguồn thải vào khu vực sông có nuôi cá lồng.

Chiều 8/4, ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT đã chủ trì buổi làm việc với các địa phương, sở ngành liên quan bàn giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bị chết.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Dương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định các nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước, rà soát các nguồn thải vào khu vực sông có nuôi cá lồng.

Hàng trăm tấn cá lồng chết: Do biến động môi trường, khí độc cao

Cục Thủy sản nhận định, nguyên nhân ban đầu hàng trăm tấn cá lồng chết ở Hải Dương do biến động môi trường (hàm lượng oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao vượt giới hạn cho phép).

Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành văn bản gửi các Sở NN&PTNT gửi các tỉnh, thành có nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt để cảnh báo sau vụ việc cá lồng chết hàng loạt trên sông Thái Bình (Hải Dương).

Tin mới