Hãi hùng hổ mang chúa vượt suối phục kích rắn độc xanh

Phát hiện con mồi ngơ ngác đang lang thang giữa rừng, hổ mang chúa lén lút bám theo rồi tung đòn chớp nhoáng, kết liễu con rắn độc pit viper.

Mời quý vị xem video: Hổ mang chúa vượt suối phục kích rắn độc xanh

Khét tiếng là kẻ chuyên ăn thịt đồng loại, hổ mang chúa vừa sở hữu kích thước to lớn vừa mang trong mình nọc độc chết người. Loài rắn hung dữ có lối tấn công thô bạo, đoạt mạng sớm thay vì chờ kẻ địch suy yếu vì nhiễm độc rồi mới ăn thịt. Chúng là mối đe dọa hàng đầu đối với tất cả loại rắn kể cả những loài cực độc.

Bất hạnh cho con rắn pit viper khi đi ngang lãnh địa của con hổ mang chúa. Dù rằng rắn pit không phải là một kẻ dễ bắt nạt. Chúng cũng là một loài rắn độc vô cùng nguy hiểm ở rừng rậm châu Âu và Bắc Mỹ. Loài này nổi danh với phần hốc mũi sâu dưới mắt có khả năng khuếch đại năng lực cảm biến nhiệt. Phần hốc mũi cho phép con rắn cảm nhận, thậm chí đánh giá kích thước của những con mồi trong một bán kính rất rộng.

Nhưng xui xẻo thay, hổ mang chúa hay rắn nói chung là một loài máu lạnh. Thiên nhiên ban tặng loài rắn khả năng cảm biến nhiệt để đối phó với những kẻ địch máu nóng chứ hầu như không có mấy tác dụng trước đồng loại.

Con hổ mang chúa thậm chí còn lội dưới dòng suối để hạ thấp thân nhiệt của bản thân, không tiết lộ sự hiện diện của mình với con mồi tinh tường. Và khi đã tiếp cận đủ gần, con rắn lớn xồ ra cắn thẳng vào cổ con rắn xanh, kết liễu rồi lôi con mồi xuống suối ăn thịt.

Khám phá về cá lìm kìm có nhiều ở ĐB sông Cửu Long

(Kiến Thức) - Trước đây, cá lìm kìm ít được người dân bắt ăn nhưng hiện nay, loài cá thường xuất hiện vào mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long này lại trở thành đặc sản ngon được ưa chuộng.

Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long
 Cá lìm kìm là loài cá sống cả ở môi trường nước lợ và nước ngọt. Loài cá này có thân hình trụ suôn dài hoặc hơi dẹp ngang, màu trắng trong, mỏ dài như cây kẹp. Ảnh phapluatplus.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-2
 Cá lìm kìm nước ngọt có nhiều dài ngắn hơn so với cá lìm kìm nước lợ, chỉ khoảng 1 tấc trong khi cá lìm kìm nước lợ có thể dài tới 3 - 4 tấc. Ảnh cand.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-3
 Cá lìm kìm thường xuất hiện vào mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh mediacdn.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-4
 Mùa vụ cá lìm kìm vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Ảnh ytimg.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-5
 Cá lìm kìm ít xương, thịt ngọt và dai. Ngoài ăn tươi, cá lìm kìm còn được làm khô dùng dần. Ảnh tancuulong.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-6
 Cá lìm kìm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như cá lìm kìm kho nghệ, nấu canh mướp hương, làm gỏi khô trộn xoài sống…nhưng ngon nhất là món cá lìm kìm kho khô. Ảnh slatic.
Kham pha ve ca lim kim co nhieu o DB song Cuu Long-Hinh-7
 Ngày nay, cá lìm kìm đã trở thành một đặc sản ngon được nhiều người yêu thích. Ảnh mediacdn.

Mời quý vị xem video: Thích thú những hình ảnh động vật vui nhộn

Đang trò chuyện, người phụ nữ hãi hùng nhìn "quái vật" thành tinh...

(Kiến Thức) - Mất đến hơn 20 phút, cảnh sát vẫn không bắt giữ được con rắn hổ mang chúa khổng lồ này. Con rắn có trọng lượng khoảng 20kg, dài khoảng hơn 6m, cực kỳ tinh khôn và hung dữ.

Theo thông tin đăng tải, sự việc xảy ra ở một ngôi làng thuộc vùng ngoại ô Thái Lan. Vào đời điểm đó, nữ chủ nhà 23 tuổi đang ngồi trước nhà và trò chuyện rôm rả cùng bạn bè của mình.
Chẳng ngờ, khi đang cười đùa vui vẻ, cô bất ngờ phát hiện một con rắn hổ mang khổng lồ đang luồn lách, từ từ bò vào nhà mình để trốn dưới ghế sofa.

Tin mới