Hài hước những vụ cơ quan nhà nước, chính quyền... hết tiền

(Kiến Thức) - Một số cơ quan nhà nước, chính quyền hết tiền, không thể trả lương, thậm chí còn mắc nợ cả tỷ đồng đang trở thành vấn đề nóng của cả nước.

Hài hước những vụ cơ quan nhà nước, chính quyền... hết tiền

Thời gian gần đây, tại một số địa phương như TP.Cà Mau, Bạc Liêu,.. chẳng những cơ quan nhà nước, chính quyền hết tiền, không còn tiền trả lương, mà còn mắc nợ cả tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm của các Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.

14 bệnh viện Đắk Lắk hết tiền trả lương
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, cả 14 bệnh viện đang nợ lương người lao động. Tổng số tiền lương còn nợ tháng 11 và 12/2015 là hơn 15 tỷ đồng.
Trong đó, Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ dẫn đầu với số tiền còn thiếu hơn 3,2 tỷ đồng, tiếp đến là Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột còn thiếu hơn 3,1 tỷ đồng, 12 bệnh viện khác như Krông Pắk, Ea H’Leo, Krông Bông, Bệnh viện Lao - phổi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm thần... thiếu từ hơn 131 triệu đồng đến gần 1,6 tỷ đồng...
Ông Trần Vũ Sơn - Phó phòng tài chính kế toán Sở Y tế Đắk Lắk - cho biết theo quy định, trong tổng thu của mỗi bệnh viện, sau khi trừ các chi phí như mua thuốc men, vật tư y tế (chiếm phần lớn) để phục vụ bệnh nhân thì tổng số tiền còn lại được sử dụng theo tỷ lệ: 65% dành cho chi thường xuyên, lập quỹ; 35% còn lại đưa vào quỹ cải cách tiền lương, dùng khi có sự thay đổi về tiền lương.
Tuy nhiên, do nguồn thu năm 2015 của tỉnh có khó khăn nên UBND tỉnh yêu cầu dùng 35% trong quỹ cải cách tiền lương để chi lương cho cán bộ, bác sĩ.
Theo ông Sơn, dự toán năm 2015 mà UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho 14 bệnh viện nêu trên phải thu là gần 311,6 tỷ đồng, trong đó 35% dành cho quỹ cải cách tiền lương sẽ khoảng 35 tỷ đồng. Thế nhưng, ước tính đến hết tháng 12/2015, 14 bệnh viện chỉ thu gần 282 tỷ đồng. Như vậy quỹ chi tiền lương chỉ còn gần 20 tỷ đồng, tức là thiếu hơn 15 tỷ đồng tiền lương so với dự toán.
Hai huoc nhung vu co quan nha nuoc, chinh quyen... het tien
Một số cơ quan nhà nước không còn tiền trả lương (Ảnh minh họa - nguồn Internet).

Cà Mau không còn tiền trả lương công chức

So với các thành phố khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP Cà Mau được xem là một nơi phát triển về kinh tế. Nhiều công trình xây dựng được triển khai. Thế nhưng báo cáo tình hình ngân sách TP Cà Mau, không ít cơ quan chức năng giật mình trước kiểu quản lý kinh tế khá lạ dẫn đến việc mất cân đối tài chính với số tiền khủng.

Năm 2012, nguồn ngân sách thành phố khoảng 494 tỷ đồng nhưng chi ngân sách hơn 555 tỷ đồng mất cân đối gần 50 tỷ đồng. Để đủ điều kiện quyết toán ngân sách, TP điều chỉnh số tiền mất cân đối trên sang năm sau. Cuối năm 2013, TP chi ngân sách gần 628 tỷ đồng trong khi nguồn của thành phố chỉ 536 tỷ đồng. Ngân sách tiếp tục mất cân đối hơn 90 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau giải thích, nguyên nhân mất cân đối là do... khách quan. Ông giãi bày: “Thu ngân sách nhà nước không đạt, nguồn thu điều tiết cho thành phố hụt gần 15 tỷ đồng; nguồn thu quỹ bán nhà do thành phố quản lý dự toán 12,8 tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ có 2,8 tỷ đồng; thu tiền bồi hoàn của công ty Tài Lộc hụt thu cân đối gần 3,1 tỷ đồng, tăng chí phí đầu tư xây dựng dựng cơ bản gần 14 tỷ đồng...”.

Ngoài mất cân đối và nợ ngân sách tỉnh, TP Cà Mau gánh hàng chục món nợ với số tiền nhiều tỷ đồng. Tính đến ngày 22/11/2015, TP Cà Mau nợ đọng xây dựng cơ bản gần 61 tỷ đồng. Thời gian dài, TP Cà Mau nợ nhiều nhà thầu trong việc thi công hạ tầng trên địa bàn thành phố.

Năm 2012, TP Cà Mau nợ hơn 55 tỷ đồng. Đến năm 2013 nợ gần 41 tỷ đồng. Năm 2014 nợ lên đến 95 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều công ty trở thành chủ nợ của UBND TP.

Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động

Theo lãnh đạo Thành ủy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), kinh phí của Thành ủy chỉ còn đủ trả lương và điện nước hết tháng 11. Kinh phí sau đó vẫn chưa biết sẽ "ở đâu ra" trong khi tiền thì đã thiếu nhiều tháng nay.

Liên quan đến vấn đề thiếu hụt kinh phí này, báo cáo tài chính của Thành ủy Bạc Liêu và dự toán kinh phí được duyệt năm 2015 có ghi là hơn 7,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến tháng 7/2015, con số sử dụng là 7,671 tỉ đồng.

Ngoài ra, trong biên bản bàn giao tài chính ngày 18/8, quỹ cơ quan còn hơn 2,748 tỷ đồng nhưng thực tế không có tiền mặt. Trước đó, tháng 1/2015, thủ quỹ Phan Thị Hơn khi nhận bàn giao từ thủ quỹ cũ cho biết, sổ sách có ghi 1,8 tỷ đồng nhưng chỉ là "tiền ảo".

Trao đổi với Tiền Phong, Phó chánh Văn phòng Trịnh Thu Phương, người được ủy quyền điều hành kinh phí Thành ủy nói rằng, khoảng từ năm 2014 trở về trước, cơ quan có hơn 1,738 tỷ đồng đã duyệt chi nhưng không quyết toán. Đầu năm 2015, cán bộ và nhân viên Thành ủy tạm ứng 1,691 tỷ đồng cũng chưa được thanh toán.

Để làm rõ vấn đề thiếu hụt kinh phí hoạt động, tờ Tuổi trẻ phỏng vấn ông Dương Thành Trung, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu (nguyên bí thư Thành ủy Bạc Liêu thời kỳ trên) và nhận được câu trả lời của việc chi vượt dự toán đầu năm là do kinh phí phát sinh từ tổ chức Đại hội Đảng.

Liên quan đến vấn đề UBKT tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Quốc Minh, chánh văn phòng Thành ủy Bạc Liêu xác nhận với Tuổi trẻ rằng việc này là có. Tuy nhiên, ông này "lưu ý" rằng, đây chỉ là kiểm tra theo kế hoạch định kỳ chứ không phải do sai phạm.

Ông Minh cho rằng, việc thiếu hụt kinh phí hoạt động như trên là không quá nghiêm trọng. Việc này có thể cân đối từ giờ đến cuối năm; kinh phí chỉ tập trung cho những việc quan trọng.

Đà Nẵng hết tiền trả lương công chức

Sáng 14/11/2012, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Dương Thành Thị xác nhận thông tin khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức hành chính của quận Liên Chiểu đến thời điểm này chưa được nhận lương tháng 11.

Nguyên nhân chưa có lương tháng mà như lời xác nhận của ông Thị là do nguồn thu ngân sách của quận gặp khó khăn nên quận còn nợ lương tháng 11 của cán bộ công chức, viên chức với tổng số tiền khoảng 7 tỷ đồng.

Nguồn thu ngân sách đạt thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận gặp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế khiến nguồn thu ngân sách trên địa bàn giảm. Tổng thu ngân sách của quận Liên Chiểu khoảng 150 tỷ đồng, chỉ mới đạt 62% kế hoạch giao.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm ăn khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế cho Nhà nước. Trong đó có hai doanh nghiệp nợ thuế lớn nhất là Công ty Xây dựng Bách khoa nợ 7 tỷ đồng và Công ty Nghệ thuật Việt nợ 5 tỷ đồng.

Để giải quyết việc nợ lương cán bộ công chức của quận Liên Chiểu, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Võ Duy Khương tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu đã quyết định ứng từ ngân sách TP. Đà Nẵng 7 tỷ đồng để giải quyết lương cho cán bộ công chức quận.

Không chấp nhận hết tiền... không thể tăng lương!

(Kiến Thức) - ThS Phan Văn Nhự cho rằng, hết tiền nên không thể tăng lương cho công chức là điều không thể chấp nhận.

Không chấp nhận hết tiền... không thể tăng lương!
Sao lại bảo không có tiền tăng lương?
- Với cương vị là Trưởng bộ môn kiêm giảng viên chính thì mức lương của ông hiện tại có đủ trang trải cho cuộc sống không?

TP Cà Mau nợ đầm đìa vì liên tục ứng trước tiêu xài

Sau thông tin Thành ủy TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) “hết tiền hoạt động”, bạn đọc tiếp tục nghe thêm chuyện UBND TP Cà Mau nợ đầm đìa.

TP Cà Mau nợ đầm đìa vì liên tục ứng trước tiêu xài

TP Ca Mau no dam dia vi lien tuc ung truoc tieu xai
 Theo giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau, nếu tháng tới UBND TP Cà Mau không trả nợ thì công ty không có tiền trả lương công nhân. Trong ảnh: công nhân khai thông cống thoát nước ở đường Hùng Vương, TP Cà Mau - Ảnh: Phương Bằng.

Liên quan đến việc TP Cà Mau nợ nhiều đơn vị, tối 3/12, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Hải - chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết đang chỉ đạo kiểm tra tình hình nợ nần của TP Cà Mau trước thông tin TP được xem năng động ở ĐBSCL này đang nợ nhiều nơi với số tiền lớn.

GS Văn Như Cương: “Du học sinh không muốn về nước xin đừng ngụy biện“

(Kiến Thức) - Những du học sinh nói lý do môi trường làm việc, vấn đề kinh tế, lương bổng…tại Việt Nam để không về nước, đó chỉ là sự ngụy biện cho việc họ ở lại nước ngoài…

GS Văn Như Cương: “Du học sinh không muốn về nước xin đừng ngụy biện“
Câu chuyện du học sinh Việt sang nước ngoài du học rồi ở lại đó làm việc mà không về cống hiến cho đất nước đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Nhất là khi có phát ngôn của anh Nguyễn Thành Vinh – Á quân Đường lên đỉnh Olympia khi cho rằng về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người thực tài phát triển giá trị và năng lực bản thân thì nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này càng trở lên nóng bỏng. 
Nhiều ý kiến đồng tình khi dẫn chứng câu chuyện của anh Doãn Minh Đăng - cựu quán quân Đường lên đỉnh Olympia, giảng viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ gặp phải trong việc “hòa nhập” với môi trường làm việc trong nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại không đồng thuận bởi thực tế có rất nhiều du học sinh sau khi du học ở nước ngoài về phục vụ đất nước, họ rất thành công, cống hiến nhiều việc làm có ích cho xã hội, giúp phát triển kinh tế đất nước.

Tin mới