Hai món chay quen thuộc khiến người ăn nhồi máu não, liệt nửa người
(Kiến Thức) - Dù còn trẻ, cô Quách đã bị nhồi máu não, gây liệt nửa người ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nằm mơ cô cũng không ngờ nguyên nhân bệnh tình bắt nguồn từ món chay cô ăn hàng ngày.
Định Tâm (Theo QQ)
Cô Quách năm nay 42 tuổi, sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trước đây, cô rất thích ăn lẩu và thịt là món khoái khẩu. Một lần đi khám, cô được bác sĩ chẩn đoánmắc chứng mỡ máu cao vì chế độ ăn nhiều chất béo và muối kéo dài. Để kiểm soát tình trạng sức khỏe, cô Quách quyết tâm điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường rau trong mỗi bữa.
Từ người thích thịt, cô Quách bỏ hẳn nguyên liệu này khỏi bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, cô duy trì chế độ ăn chay suốt 2 năm, chỉ thi thoảng mới bổ sung chút thịt trong các ngày lễ. Điều bất ngờ là cô Quách ăn chay thời gian dài nhưng lượng lipid trong máu không giảm mà còn tăng.
Dù ăn chay, cô Quách vẫn nạp lượng lớn chất béo vào cơ thể.
Hai tháng trước, cô Quách đang trên đường đi chợ thì bất ngờ ngã ra đất ngất xỉu. Người qua đường tốt bụng đưa cô tới bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy diện tích nhồi máu mô não của bệnh nhân chiếm tới 30%, mức lipid máu cũng rất cao.
Cô Quách được chẩn đoánnhồi máu não. Dù bác sĩ nỗ lực điều trị song do vùng nhồi máu quá lớn, bệnh nhân được cứu sống nhưng vẫn để lại di chứngliệt nửa người.
Biết được tình hình sức khỏe bệnh nhân, người nhà vô cùng ngỡ ngàng. Họ không hiểu vì sao cô Quách ăn chay đã lâu mà vẫn bị mỡ máu.
Sau khi tìm hiểu thói quen ăn uống, bác sĩ cho biết việc ăn chay của bệnh nhân thực tế tiêu thụ lượng chất béo nhiều hơn cả ăn thịt. Nhìn bề ngoài, bệnh nhân đang ăn chay nhưng nó không khác gì “uống” dầu.
Lạc vốn nhiều dầu, lại được chế biến với nhiều mỡ khiến cơ thể nạp lượng lớn chất béo.
Cụ thể, cô Quách rất thích món sanxian, một món ăn phổ biến tại Trung Quốc. Nguyên liệu món ăn gồm cà tím, khoai tây và ớt xanh xào. Nhìn chung, cà tím, khoai tây và ớt xanh đều rất tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng cách chế biến này lại “có vấn đề”.
Sanxian được xào với nhiều dầu ăn. Trong khi đó, cà tím và khoai tây rất “ngấm” dầu, khiến món ăn thành phẩm chứa nhiều chất béo. Đáng lưu ý, khoai tây cũng chứa nhiều tinh bột. Cô Quách cứ cách ngày lại ăn sanxian, vô tình khiến lượng lipid máu vượt quá tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, cô Quách còn có thói quen dùng lạc chiên như món ăn vặt. Lạc có hàm lượng chất béo tương đối cao, có thể ép lấy dầu ăn. Thường xuyên ăn lạc chiên ngập dầu, hàm lượng chất béo trong món ăn chắc chắn sẽ vượt tiêu chuẩn. Theo thời gian, lượng lipid trong máu tăng cao là điều dễ hiểu.
Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Nguy cơ rước họa từ "set 36 món ăn vặt Trung Quốc" (Nguồn video: THĐT)
Dấu hiệu 'vặt vãnh' cảnh báo nhồi máu não, đừng bỏ qua kẻo ân hận
Khoảng 80% các ca đột quỵ não là do nhồi máu não. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não vào khoảng 15 - 20%. Nếu phát hiện và điều trị muộn, di chứng để lại vô cùng nặng nề.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não rất dễ bị bỏ qua bởi có thể nhầm lẫn với những bệnh vặt vãnh thông thường. Bạn cần phải cảnh giác trước những bất thường sau đây của cơ thể:
3 tín hiệu, 4 việc cần làm ngay... cấp cứu nhồi máu não
Nhồi máu não là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Chỉ trong vòng vài phút thiếu máu, thiếu oxy, tế bào não sẽ chết, gây ra những nguy hiểm không ngờ.
Nhồi máu não là một loại bệnh mạch máu có tỷ lệ tái phát cao, tỷ lệ thương tật và tử vong luôn ở ngưỡng báo động. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở nam giới trung niên khoảng 50 tuổi.
Đây là loại đột quỵ xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não, tắc nghẽn mạch máu lên não, hoại tử thiếu máu cục bộ hoặc làm mềm mô não bị hạn chế do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy. Nếu bạn không nhận ra những tín hiệu từ nhồi máu não kịp thời, rất có khả năng sẽ bỏ lỡ thời gian tốt nhất để điều trị.