Cơ quan Công an phát hiện, xử lý một trường hợp trồng cây cần sa trái phép |
Cơ quan Công an phát hiện, xử lý một trường hợp trồng cây cần sa trái phép |
Quả thị gần gũi với người Việt Nam qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Trẻ nhỏ thời xưa thường đan một cái giỏ để đựng vừa quả thị treo trong nhà cho thơm. |
Rặng Thị cổ nằm rải rác trong khuôn viên của 15 gia đình phần lớn thuộc 3 dòng họ Lê Viết, Phạm Văn, Nguyễn Đình thuộc tổ dân phố số 5, 6 phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn (Hải Phòng). |
Rặng thị cổ gồm 17 cây có tuổi đời từ hơn 300 năm đến 1.000 năm. |
Cuối tháng 4/2014, rặng thị đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) trao Bằng công nhận cây di sản. |
Theo các nhà nghiên cứu, sự trường tồn của rặng thị cổ ở Đồ Sơn là một trong những yếu tố đặc trưng của vùng long khí thịnh vượng có huyệt đất quý của vùng này |
Rặng thị có sức sống mãnh liệt, hàng mấy trăm tuổi mà vẫn xanh tốt. Mỗi cây thị đều có một hình dáng riêng và được đặt một cái tên gần gũi với đời sống của nhân dân như Thị Bài, Thị Bà Vải, Thị Gồ, Thị Khe, Thị Cọc, Thị Úp, Thị Bảy Chồi, Thị Bã Trầu… |
Cây Thị Bà Vải trên 700 năm tuổi cao 20m, tán rộng, đường kính thân 1,8m, trong thời kỳ kháng chiến được chọn là chòi báo canh. Cây thị Bảy Chồi có tuổi đời gần 1.000 năm, đường kính gốc là 8m, dưới gốc cây có hầm chứa được khoảng 10 người, là hầm trú ẩn lí tưởng tránh bom thời kháng chiến chống Mỹ. |
17 cây thị cổ thụ góp phần cùng di tích đình Ngọc Xuyên, đền cô Chín, suối Rồng, tháp Tường Long, chùa Tháp trở thành một quần thể du lịch tâm linh, một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. |
Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, gốc Thị là nơi ẩn nấp của quân du kích. Khi nạn đói hoành hành, người dân nơi đây cũng nhờ quả thị mà qua cơn hoạn nạn. |
Do đó, việc gìn giữ rặng Thị di sản ở Đồ Sơn không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc góp phần khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống lịch sử của nhân dân địa phương mà còn có giá trị về phát triển du lịch. |
Theo phòng Du lịch - Văn hóa thông tin quận Đồ Sơn, ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống, sắp tới quận sẽ phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, tâm linh, là các loại hình đặc thù của địa phương như các tour du lịch đến tham quan dãy rặng Thị cổ, quần thể cây đa búp đỏ, rừng bứa… |
Bà Nguyễn Thị Thơm, làm việc tại đền Cô Chín cho biết, hàng năm cứ đến rằm tháng 7, tháng 8 là thị lại vào mùa, hương thơm bay ngào ngạt cả một vùng |
Người dân ở đây thường hái thị mang đi bán để có thêm thu nhập... |
... hoặc mang về thắp hương, thờ cúng tổ tiên. |
Đặc biệt trong mùa Vu Lan, hương Thị thơm như tấm lòng thơm thảo của con cái dâng lên những đức sinh thành… |
Nhìn ngắm những trái thị tròn xoe, lúc lỉu, vàng óng dưới ánh chiều tà, kí ức tuổi thơ của mỗi người lại ùa về với câu truyện cổ tích bà kể “quả thị thơm thơm, cô Tấm hiền hiền”… |
Đền Cô Chín Suối Rồng (hay còn gọi là đền Long Sơn) tọa lạc dưới chân núi Ngọc, đường Suối Rồng, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. |
Đây là công trình tín ngưỡng có từ lâu đời, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân phường Ngọc Xuyên (xưa kia gọi là phường Ngọc Tuyền) nói riêng và người dân Đồ Sơn nói chung. Đền thờ cô Chín, Thánh Mẫu Thượng ngàn và các vị thần linh thiêng trong hệ thống thần linh tứ phủ. |
Theo sử sách ghi chép lại, có rất nhiều sự tích xung quanh đền Cô Chín Suối Rồng. Làng Ngọc Tuyền, đến thời nhà Nguyễn, đổi tên thành Đồ Hải và từ năm 1945 đến nay chính thức mang tên Ngọc Xuyên. |
Hiện nay, phía bên trong đền vẫn còn lưu giữ câu đối được cho là của vua Lý Thánh Tông phong tặng vào năm Mậu Tuất 1058 khi ngài ngự giá qua biển Ba Lộ, dừng chân tại đền. |
Ngoài ra, tại đền Cô Chín Suối Rồng còn lưu giữ rất nhiều pho tượng có lịch sử hàng trăm năm cùng với những quả chuông là di vật của người xưa để lại. |
Ngay trước cửa đền có dòng nước chảy từ suối Rồng trên núi xuống. Theo người dân địa phương, tại đền Cô Chín từ thuở khai sơn lập địa vùng đất Đồ Sơn đã hơn 1.300 năm, chưa bao giờ họ thấy dòng suối cạn nước. Nước suối có đặc điểm ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Những người đến đền Cô Chín chiêm bái đều rửa tay dưới làn nước mát lành, có người còn đến hứng nước suối Rồng để cầu sức khỏe và bình an. |
Cũng tại ngôi đền Cô Chín Suối Rồng, nhà tu hành yêu nước Phạm Ngọc đã kêu gọi nhân dân chống ách thống trị và chính sách đồng hóa của giặc Minh (thế kỷ XV) và dựng cờ khởi nghĩa. |
Ngày nay, đền còn giữ nguyên đôi câu đối của nhà sư Phạm Ngọc đã kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng khởi nghĩa, góp phần vào chiến thắng giặc Minh giữ gìn sự bình yên cho dân tộc. |
Hai câu đối có nội dung:
"Mẫu ngự Long Sơn linh thiêng cổ
Đế tuyền tự tại độ muôn dân"
Tạm dịch là:
Mẹ ở núi rồng linh thiêng nghìn năm nay
Vua đến nơi này giúp muôn dân
|
Trước đây, ngôi đền còn rất nhỏ, sau này qua một số lần tu sửa đến nay ngôi đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất Đồ Sơn. Hải Phòng. |
Đặc biệt, vào những ngày tuần, rằm hàng tháng, người dân chen chân tại đền Cô Chín Suối Rồng để thắp hương, lễ bái với mong muốn kinh doanh buôn bán phát đạt, nhiều sức khỏe, may mắn. |
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc (Nguồn: THĐT)