Một công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Quảng Thanh |
(Nguồn: THVL)
Một công trình xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Quảng Thanh |
(Nguồn: THVL)
Ông Đặng Thanh Tùng (54 tuổi, ở xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, hiện là Giám đốc HTX nuôi ong Tùng Hằng) cho biết, năm 1997, khi cánh rừng ngập mặn rộng hơn 600 ha ở ven sông Văn Úc được trồng theo dự án Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa do Nhật Bản tài trợ bắt đầu nở hoa, một số người dân ở Hải Dương mang hàng chục đàn ong về đặt tại đây để hút mật. |
Nhận thấy việc nuôi ong cạnh rừng ngập mặn có nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao lại thân thiện với môi trường nên ông Đặng Thanh Tùng đã tìm học nghề rồi chuyển hướng phát triển kinh tế sang nuôi ong lấy mật. |
Ông Tùng chia sẻ: “Khác với ong nuôi tại những nơi khác khi ong hút mật từ hoa vải, nhãn…chỉ đủ lượng thức ăn cho ong khoảng 1 - 2 tháng, hết mùa hoa, thợ nuôi ong lại phải chuyển đàn. Còn với hàng trăm ha rừng ngập mặn của xã Đại Hợp thì cho hoa gần như quanh năm. |
Đến khoảng tháng 8 - 9, sản lượng hoa rừng ngập mặn ít đi thì người nuôi ong lại di chuyển đàn ong sang địa phương bên cạnh là phường Bàng La (quận Đồ Sơn) - nơi có hàng trăm ha táo Bàng La trổ hoa để ong hút mật. Riêng những tháng không có hoa, nếu bắt buộc phải cho ong ăn đường để sống, duy trì đàn thì ông Tùng cũng không dùng mật trong thời gian này để bán…” |
Cũng theo ông Tùng, nghề nuôi ong không quá khó, ai quan tâm cũng có thể làm được. Nhất là khi trước nhà là cả một rừng hoa lậu. Cây lậu cứ thế lớn lên, chỉ cần bảo vệ, không phải chăm sóc hay phòng trừ sâu bệnh. So với các sản phẩm mật ong nuôi bán tự nhiên khác, thì mật ong nuôi từ rừng ngập mặn luôn đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trong nguồn thức ăn của ong, hàm lượng các chất khoáng cao hơn, chính vì lẽ đó mật ong đảm bảo chất lượng và giàu dinh dưỡng hơn. |
Từ số lượng 2 đàn ong lúc ban đầu, nay gia đình ông Tùng đã phát triển lên gần 400 đàn ong. Mật ong của gia đình sản xuất không đủ cung ứng cho khách hàng. Có năm gia đình ông Tùng thu về 5.000 lít mật ong, bán với giá 300.000 đồng/ lít, trừ mọi chi phí đầu tư gia đình ông thu được 500 triệu đồng tiền lãi. |
Thấy ông Tùng nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân tại xã Đại Hợp cũng làm theo. Năm 2010, ông Tùng thành lập tổ nuôi ong gồm 12 hộ. Năm 2020, ông Tùng mở rộng đầu tư, thành lập HTX nuôi ong Tùng Hằng với 7 thành viên. |
Hiện tại đàn ong của HTX Tùng Hằng là 800 đàn. Trung bình một năm, mỗi đàn ong cho thu hoạch 12 lít mật, tổng lượng mật của HTX là 10.000 lít/năm. Sản phẩm có tem mác, nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có hộp đựng... |
Mật ong của HTX rất được ưa chuộng tại các thị trường như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An...
|
Trong suốt hơn 20 năm nuôi ong, ông Tùng cũng luôn là người đi tiên phong trong việc cải tiến kỹ thuật để phát triển đàn ong mạnh hơn. |
Năm 2020, HTX Tùng Hằng được UBND TP Hải Phòng, Sở NN&PTNT TP Hải Phòng quan tâm đầu tư cho hệ thống máy tách nước thủy phân mật ong. Nhờ có hệ thống máy móc hiện đại này mà mật ong của HTX sau khi thu hoạch sẽ được ép tách nước để đảm bảo hàm lượng nước trong mật dưới 23%, mật để lâu không bị chua, chất lượng mật tốt hơn. |
Với thương hiệu mật ong sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, mật ong của HTX Tùng Hằng được coi là đặc sản của vùng rừng ngập mặn ven biển. Sản phẩm được UBND TP Hải Phòng xếp hạng 3 sao OCOP. |
PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ, năm 1995, khi là giảng viên khoa Máy và được cử sang Nhật đào tạo, một lần, thầy Dương được tham gia hiến máu nhân đạo tại xe lưu động. Đó là lần đầu tiên và cũng là cơ duyên cho chuỗi hành trình làm việc thiện, hiến máu cứu người sau này. |
Năm 2009, khi còn là hiệu phó, nhận thấy Trường Đại học Hàng hải có nguồn lực dồi dào, các bạn sinh viên khoẻ mạnh, nhưng hoạt động hiến máu còn rất hạn chế, thầy Phạm Xuân Dương đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Trường để triển khai tổ chức hiến máu nhân đạo. Cũng kể từ đấy, hoạt động hiến máu nhân đạo của trường có nhiều thay đổi tích cực. |
Ngày 07/04/2012, dưới sự khởi xướng của thầy Phạm Xuân Dương, CLB Vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập. Đây cũng là CLB tiên phong trong công tác hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, với sự tham gia hỗ trợ của hơn 60 thành viên. Ngoài các hoạt động hiến máu, CLB còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện khác như tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em tại làng trẻ hoa Phượng, Tết sinh viên, gói bánh chưng, tặng quà cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong trường... |
Với vai trò là thành viên ban cố vấn, định kì, thầy Phạm Xuân Dương sẽ có một buổi làm việc với các thành viên trong CLB để đưa ra kế hoạch, phương hướng hoạt động. Công tác tuyên truyền, vận động được các thành viên trong CLB tăng cường đẩy mạnh. Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức về ý nghĩa của việc hiến máu và những e ngại về sức khỏe sau khi hiến máu của nhiều người đã được dần thay đổi. |
Phong trào hiến máu nhân đạo tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng khắp, đối tượng tham gia hiến máu cũng được mở rộng. Với mục tiêu ban đầu về nguồn lực hiến máu là các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường thì nay nhiều người dân từ các ngành nghề khác cũng tích cực tham gia hiến máu, có những người hiến máu đến 20 lần. |
Nhận thấy lượng người hiến máu trong trường rất lớn nên thầy Dương đã đề xuất với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp đặt 1 phòng hiến máu cố định tại Trường. Năm 2018, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, đây cũng là mô hình đầu tiên của Hải Phòng. |
Hiện tại, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải được đầu tư với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc hiến máu, tiếp máu. Đều đặn cứ 2 tuần 1 lần vào ngày thứ 5 sẽ có 1 đợt hiến máu, mỗi đợt như thế thu hút từ 75-100 đơn vị máu. |
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thường xuyên phối hợp cùng với thường trực Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hải Phòng và Trung tâm Huyết học và truyền máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, tổ chức các chương trình hiến máu nhân đạo trọng điểm của thành phố như “Lễ hội Xuân Hồng”, “Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu 07/04”, “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu”… Tại các ngày hội hiến máu tình nguyện, số đơn vị máu luôn vượt mức chỉ tiêu thành phố giao. Mỗi năm, trường thu được từ 2500-3000 đơn vị máu. |
Để có được những thành công trong hoạt động hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thì ngay bản thân lãnh đạo nhà trường cũng luôn ý thức về việc làm gương đi đầu. Cũng chính vì vậy, suốt từ năm 2009 đến nay, PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tham gia 55 lần hiến máu nhân đạo, góp phần không nhỏ trong công tác cứu người. |
Nói về quá trình hiến máu nhân đạo trong suốt những năm qua, thầy Phạm Xuân Dương cho biết, lúc đầu khi biết thầy đi hiến máu, mọi người trong gia đình rất lo lắng. Tuy nhiên khi được giải thích về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người và thấy sức khỏe của thầy lại tốt lên sau mỗi lần hiến máu nên người thân cũng rất động viên và ủng hộ. Hiện, vợ thầy cũng tham gia hiến máu được 17 lần, con gái 8 lần. |
Không chỉ hiến máu ở trong trường, thầy Phạm Xuân Dương còn tham gia hiến máu ở rất nhiều câu lạc bộ khác trên địa bàn TP Hải Phòng. Kinh nghiệm của thầy Dương khi đi hiến máu không bị mệt, là hôm trước ăn uống đầy đủ hơn bình thường, hiến máu xong không nên vận động nặng trong vòng một ngày. Hiến máu đều đặn, luyện tập thể thao kết hợp với dinh dưỡng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. |
“Máu là chế phẩm không sản xuất thương mại được, mình đi hiến máu giúp ích cho mọi người nên cảm thấy rất vui. Với mình, hiến máu là để răn mình, là cách để mình sống đẹp lên, đồng thời cũng là cách để giáo dục con cái qua hành động cụ thể, không cần nói những điều sáo rỗng, các con sẽ nhìn vào đấy để noi theo…”, thầy Phạm Xuân Dương chia sẻ. |
Bằng sự nỗ lực cố gắng và tâm huyết của những người lãnh đạo, trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trường nhiều năm liền là đơn vị lá cờ đầu trong phong trào vận động hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, được Ban Chỉ đạo hiến máu thành phố, Trung tâm Huyết học truyền máu trung ương đánh giá cao. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND TP Hải Phòng, Bộ Y tế, Hội chữ thập đỏ Việt Nam... |
Năm 2013, PGS.TS Phạm Xuân Dương được vinh danh là 1 trong 100 tấm gương hiến máu tình nguyện tiêu biểu của cả nước. |
>>> Mời độc giả xem thêm video Việc tốt của Nguyễn Ngọc Mạnh cũng xuất phát từ một việc tốt khác (Nguồn: VTV24):
Bao tải chứa thi thể được người dân phát hiện |