Hải Phòng: Vì sao chưa giải tỏa hơn 100 hộ nuôi ngao không phép?

Trường hợp các hộ dân nuôi ngao không thực hiện tháo dỡ, di dời, cơ quan chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế.

Liên quan đến hàng trăm hộ dân nuôi ngao trên khu vực ven biển thuộc quận Hải An và huyện Kiến Thụy (Hải Phòng), chiều ngày 5/9, tại hội nghị giao ban Báo chí, đại diện UBND TP Hải Phòng cho biết, thời gian qua các hộ dân nuôi ngao trên là tự phát.
Ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ. Năm 2011, UBND xã Đại Hợp (Kiến Thụy) triển khai rà soát các hộ nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy, tại thời điểm này, chỉ khoảng 32 hộ nuôi ngao với diện tích 147,1 ha/30 chòi trông coi.
Sau đó các hộ dân tự mở rộng diện tích nuôi, lấn ra phía ngoài biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; chồng lấn vào khu vực của các doanh nghiệp đã được UBND Thành phố giao, cho thuê để khai thác cát phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Hai Phong: Vi sao chua giai toa hon 100 ho nuoi ngao khong phep?
Ông Dương Đình Ổn - Chủ tịch UBND quận Hải An phát biểu tại Hội nghị. 
Hiện 28 hộ nuôi ngao tại quận Hải An với diện tích 726,36ha; 89 hộ đang nuôi ngao tại huyện Kiến Thụy với diện tích 2.557,5ha. Các hộ nuôi ngao tại 2 khu vực trên không chỉ là người dân thường trú tại quận Hải An, huyện Kiến Thụy mà gồm nhiều hộ dân thường trú tại các tỉnh khác như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa…
Theo kết quả rà soát, các địa phương đều có văn bản yêu cầu các hộ dân dừng việc nuôi ngao từ trước đây nhiều năm, chỉ cho phép các hộ tiếp tục nuôi thả trên diện tích cũ đến hết vụ nuôi, nghiêm cấm việc tự ý cắm thêm lưới cây và thả thêm giống.
Ngày 18/8/2017, UBND huyện Kiến Thụy tiếp tục ban hành công văn yêu cầu các hộ dân dừng ngay việc đầu tư, mở rộng diện tích nuôi thả mới ngao tại bãi triều ven biển xã Đại Hợp. Tuy nhiên, các hộ dân không chấp hành mà tiếp tục tự ý quây bãi, mở rộng bãi nuôi ngao.
Theo đại diện UBND TP Hải Phòng, tất cả các hộ nuôi ngao trên khu vực biển không cung cấp được giấy tờ liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển, không nộp bất cứ khoản thuế, phí gì cho địa phương nơi có biển.
Ngày 22/9/2021, UBND Thành phố đã ban hành Văn bản số 6761 yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản không phép trước 30/11/2021 phải thực hiện xong việc di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các tổ chức khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, đến nay các hộ dân vẫn chưa thực hiện di dời.
Tại đây còn phát sinh tranh chấp giữa các ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên tại ngư trường truyền thống với những người dân tự ý cắm cọc, vây bãi nuôi ngao; giữa các chủ bãi nuôi ngao với nhau do tranh chấp diện tích nuôi; giữa người dân tự nhận nuôi ngao với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản cát để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Việc nuôi ngao không phép tại một số nơi đã làm cản trở việc đi lại của các tàu thuyền và công tác khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Nhiều hộ tự ý thành lập các hội nhóm nuôi ngao, thường xuyên tụ tập đông người đi đến các cơ quan trung ương và thành phố để khiếu nại, kiến nghị, nhằm gây áp lực với chính quyền trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
Hai Phong: Vi sao chua giai toa hon 100 ho nuoi ngao khong phep?-Hinh-2
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Lê Anh Quân phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng Lê Anh Quân cho biết, hiện thành phố đang giao Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ có hay không hiện tượng bảo kê, kích động các hộ nuôi ngao không phép khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, gây mất an ninh trật tự địa phương.
Cũng theo đại diện UBND TP Hải Phòng, trong thời gian tới, UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo UBND quận Hải An và UBND huyện Kiến Thụy thực hiện việc di dời, giải tỏa các hộ nuôi ngao trái phép ra khỏi khu vực các mỏ cát đã được UBND Thành phố cấp phép, cho thuê theo quy định; khu vực xung quanh mỏ cát và khu vực chuẩn bị xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ (dự kiến khởi công vào tháng 10/2022).
Các địa phương này phải hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ nuôi ngao không phép; buộc di dời, tháo dỡ công trình trong khu vực vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trường hợp các hộ dân không thực hiện, cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường: 

(Nguồn: THĐT)

4 đứa trẻ bị bố nuôi lừa bán sang Campuchia và hành trình chuộc con

Cơ quan chức năng TP Hải Phòng đang điều tra làm rõ hành vi mua bán người dưới 16 tuổi đối với Nguyễn Văn Anh (SN 1977, ở số 4, khu Cống Mỹ, quận Hồng Bàng).

Theo thông tin trình báo của gia đình 4 nạn nhân là các thanh, thiếu niên dưới 16 tuổi bị lừa gạt đưa sang Campuchia kiếm tiền từ việc nhẹ, lương cao, Phòng Cảnh sát hình sự tiến hành điều tra, xác minh đối với Nguyễn Văn Anh, đối tượng từng có 4 tiền án, bị nhiễm HIV, mới được tha tù từ năm 2020.
4 dua tre bi bo nuoi lua ban sang Campuchia va hanh trinh chuoc con
Đối tượng Nguyễn Văn Anh

Hải Phòng: Sở GD&ĐT yêu cầu dừng vận động xây trạm biến áp

Liên quan đến việc trường THPT Lê Chân vận động tài trợ xây trạm biến áp, gây bức xúc trong phụ huynh, sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu dừng ngay việc vận động tài trợ và hoàn trả lại số tiền đã huy động.

Theo đó, ngày 31/8/2022, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã thành lập Tổ công tác xác minh nội dung thông tin qua dư luận phản ánh về việc vận động tài trợ xây dựng trạm biến áp 250KVA tại Trường THPT Lê Chân.

Tin mới