Hai tân Phó Chủ tịch UBND TP HCM là ai?

Hai tân Phó Chủ tịch UBND TP HCM là ai?

(Kiến Thức) - Kỳ họp thứ 23 HĐND TPHCM khóa IX đã bầu hai tân Phó Chủ tịch UBND TP HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 là ông Lê Hòa Bình và bà Phan Thị Thắng.

Xem toàn bộ ảnh
Chiều 8/12, tại kỳ họp thứ 23 HĐND TPHCM khóa IX, ông Lê Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM và bà Phan Thị Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: SGGP
Chiều 8/12, tại kỳ họp thứ 23 HĐND TPHCM khóa IX, ông Lê Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM và bà Phan Thị Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: SGGP
Ông  Lê Hòa Bình, SN 1970, quê Quảng Ngãi. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cử nhân Kinh tế; Cao cấp Lý luận Chính trị. Ông Lê Hòa Bình từng giữ các chức: Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND quận 7. Tháng 4/2019, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM. Ảnh: SGGP
Ông Lê Hòa Bình, SN 1970, quê Quảng Ngãi. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cử nhân Kinh tế; Cao cấp Lý luận Chính trị. Ông Lê Hòa Bình từng giữ các chức: Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND quận 7. Tháng 4/2019, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM. Ảnh: SGGP
Sau khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP HCM khóa IX, ông Lê Hòa Bình đã đặt ra mục tiêu trọng tâm trong 6 lĩnh vực gồm: Pháp lý trong đầu tư xây dựng; quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị; xây dựng; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường...Đồng thời đặt ra mục tiêu chi tiết cho từng lĩnh vực. Ở cương vị mới, ông Bình sẽ ưu tiên hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho công nhân và người có thu nhập thấp. Ảnh: Plo
Sau khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP HCM khóa IX, ông Lê Hòa Bình đã đặt ra mục tiêu trọng tâm trong 6 lĩnh vực gồm: Pháp lý trong đầu tư xây dựng; quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị; xây dựng; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường...Đồng thời đặt ra mục tiêu chi tiết cho từng lĩnh vực. Ở cương vị mới, ông Bình sẽ ưu tiên hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở dành cho công nhân và người có thu nhập thấp. Ảnh: Plo
Chương trình hành động của ông Lê Hòa Bình tập trung vào đột phá phát triển hạ tầng. Cụ thể là nâng cao năng lực khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện có. Có giải pháp để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, thúc đẩy áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở dữ liệu lớn (big data) trong quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật và giao thông.
Chương trình hành động của ông Lê Hòa Bình tập trung vào đột phá phát triển hạ tầng. Cụ thể là nâng cao năng lực khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện có. Có giải pháp để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, thúc đẩy áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), cơ sở dữ liệu lớn (big data) trong quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật và giao thông.
Đồng thời, thúc đẩy thu hút các nguồn lực xã hội, sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển đô thị. Ông Lê Hòa Bình quan tâm đến phát triển nhà ở cho người dân, chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường, phát triển cây xanh, mở rộng không gian kết nối với các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam…
Đồng thời, thúc đẩy thu hút các nguồn lực xã hội, sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển đô thị. Ông Lê Hòa Bình quan tâm đến phát triển nhà ở cho người dân, chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường, phát triển cây xanh, mở rộng không gian kết nối với các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam…
Về pháp lý trong đầu tư xây dựng, ông Lê Hòa Bình cam kết sẽ đề xuất các giải pháp cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, số hóa dữ liệu đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận với người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề kéo dài gây bức xúc trong nhân dân về quy hoạch; đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư; rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở riêng lẻ.
Về pháp lý trong đầu tư xây dựng, ông Lê Hòa Bình cam kết sẽ đề xuất các giải pháp cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, số hóa dữ liệu đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận với người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sẽ tập trung giải quyết các vấn đề kéo dài gây bức xúc trong nhân dân về quy hoạch; đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư; rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở riêng lẻ.
Bà Phan Thị Thắng, SN 1976, quê Long An. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế, Cử nhân Luật; Cao cấp lý luận chính trị. Bà Phan Thị Thắng từng giữ các chức Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở Tài chính. Tháng 7/2019, bà được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND TP khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: SGGP
Bà Phan Thị Thắng, SN 1976, quê Long An. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế, Cử nhân Luật; Cao cấp lý luận chính trị. Bà Phan Thị Thắng từng giữ các chức Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở Tài chính. Tháng 7/2019, bà được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND TP khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: SGGP
Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP HCM, bà Thắng đã nêu chương trình hành động của bản thân. Ảnh: Thanh Niên.
Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP HCM, bà Thắng đã nêu chương trình hành động của bản thân. Ảnh: Thanh Niên.
Theo đó, Chương trình hành động của bà Phan Thị Thắng tập trung nêu các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của TPHCM trong lĩnh vực đồng chí được phân công. Đồng thời đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công, ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển của TPHCM. Từ đó góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực ngân sách, phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng lợi thế của TP để phát triển TPHCM nhanh hơn, bền vững hơn.
Theo đó, Chương trình hành động của bà Phan Thị Thắng tập trung nêu các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của TPHCM trong lĩnh vực đồng chí được phân công. Đồng thời đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính công, ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển của TPHCM. Từ đó góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực ngân sách, phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng lợi thế của TP để phát triển TPHCM nhanh hơn, bền vững hơn.
Bà Thắng nói rằng, nếu được tín nhiệm, phân công nhiệm vụ mới, bà sẽ tự giác đặt mình trong sự giám sát của HĐND TP, MTTQ, của đại biểu HĐND TP, của cử tri, nhân dân TPHCM. Đồng thời cho biết sẽ quán triệt trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở lĩnh vực được phân công lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, của cử tri, HĐND TP, MTTQ và các đoàn thể.
Bà Thắng nói rằng, nếu được tín nhiệm, phân công nhiệm vụ mới, bà sẽ tự giác đặt mình trong sự giám sát của HĐND TP, MTTQ, của đại biểu HĐND TP, của cử tri, nhân dân TPHCM. Đồng thời cho biết sẽ quán triệt trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở lĩnh vực được phân công lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, của cử tri, HĐND TP, MTTQ và các đoàn thể.
>>> Mời độc giả xem thêm video Toàn văn bài phát biểu nhận nhiệm vụ của Tân Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn

GALLERY MỚI NHẤT