Hai thành viên EU phản đối viện trợ vũ khí cho Ukraine

Nhiều nước cho rằng xung đột ngày càng leo thang và đe dọa kinh tế toàn châu Âu.

Hai thành viên EU phản đối viện trợ vũ khí cho Ukraine
Hai thanh vien EU phan doi vien tro vu khi cho Ukraine
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev (bên trái) và người đồng cấp Hungary Katalin Novak duyệt đội danh dự. Ảnh EPA 
Lãnh đạo Bulgaria và Hungary cho rằng việc cung cấp thêm vũ khí cho Kiev sẽ không giúp giải quyết xung đột Nga-Ukraine, thay vào đó là thúc đẩy giải pháp ngoại giao.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và người đồng cấp Hungary Katalin Novak ngày 2/2 đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến hiện nay ở Ukraine, thông tin từ cuộc họp báo sau hội đàm cấp cao tại Sofia.
"Chúng tôi hết sức lo ngại về tình hình chiến sự tại Ukraine. Cuộc xung đột ngày càng leo thang nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp, mà còn tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu cũng như đe dọa toàn bộ kinh tế các nước châu Âu” - Tass dẫn tuyên bố của Tổng thống Radev tại cuộc họp báo.
Tổng thống Bulgaria lưu ý thêm rằng việc các nước phương Tây đẩy mạnh viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine chắc chắn sẽ không thể giải quyết được xung đột hiện tại. “Cách duy nhất để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là thông qua giải pháp ngoại giao” - ông Radev nhấn mạnh.
Về phần mình, Tổng thống Novak nói rằng hiện chưa có bất kỳ tín hiệu nào về triển vọng hòa bình ở Ukraine khi cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài gần 1 năm. Tuy nhiên, nữ Tổng thống Hungary khẳng định châu Âu cần nỗ lực không để leo thang căng thẳng, đồng thời tìm giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột “càng sớm càng tốt".
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo mức độ đáp trả của Nga đối với việc phương Tây cấp xe tăng cho Ukraine sẽ không giới hạn ở việc sử dụng xe bọc thép.
"Thật khó tin, nhưng đó là sự thật, một lần nữa chúng ta lại bị đe dọa bởi những xe tăng Leopard của Đức. Một lần nữa họ tìm cách chiến đấu với Nga ở Ukraine" - Tổng thống Putin phát biểu hôm 2/2 tại một sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad.
Hai thanh vien EU phan doi vien tro vu khi cho Ukraine-Hinh-2
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đáp trả việc phương Tây gửi xe tăng đến Ukraine. Ảnh: RT 
Người đứng đầu Điện Kremlin bình luận thêm: "Những người đang tìm cách đánh bại Nga trên chiến trường rõ ràng không nhận ra rằng một cuộc chiến hiện đại với Nga khác hoàn toàn. Chúng ta không đưa xe tăng đến biên giới của họ. Chúng ta sẽ có phương án đối phó khác, không giới hạn ở việc sử dụng xe bọc thép. Tất cả phải nhận thức rõ điều đó".
Lý giải thêm về tuyên bố của Tổng thống Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Cảnh báo mới nhất của Tổng thống Putin nghĩa là Nga có tiềm lực và nếu vũ khí viện trợ của phương Tây xuất hiện, Nga sẽ tối ưu tiềm năng sẵn có của mình để đáp trả trong chiến dịch quân sự đặc biệt".
Đây là bình luận đầu tiên của ông Putin kể từ khi Mỹ và một loạt quốc gia châu Âu cam kết viện trợ hàng trăm xe tăng hiện đại cho Ukraine.
Tuần trước, Đức hứa chuyển cho Kiev 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do nước này sản xuất, đồng thời cho phép các nước châu Âu đang sử dụng Leopard tái xuất để viện trợ Ukraine. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết gửi 31 xe tăng chiến đấu M1 Abrams sau một thời gian chần chừ với lý do Abrams khá đắt đỏ, việc vận hành và bảo dưỡng phức tạp.
Quyết định chuyển xe tăng cho Ukraine được đánh giá là bước ngoặt trong chính sách viện trợ của phương Tây, những nước vốn lo ngại nguy cơ đối đầu trực tiếp NATO - Nga. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm giúp Ukraine phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường hiện nay khi xung đột đã bước sang tháng thứ 12.
Moscow cảnh báo, những xe tăng này sẽ bị hỏa lực của Nga thiêu cháy như các vũ khí khác của phương Tây trên chiến trường Ukraine. Nga khẳng định, quyết định viện trợ xe tăng của phương Tây là hành động nguy hiểm, khiến xung đột leo thang nhưng không thể xoay chuyển cục diện chiến sự.

Sự thật bất ngờ quốc gia EU đầu tiên thoát khỏi COVID-19

(Kiến Thức) - Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh Châu Âu (EU) dỡ bỏ mọi hạn chế trong nước do dịch COVID-19. Dưới đây là một số sự thật thú vị về quốc gia này có thể bạn chưa biết.

Sự thật bất ngờ quốc gia EU đầu tiên thoát khỏi COVID-19
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19
 Đan Mạch, quốc gia EU đầu tiên thoát khỏi COVID-19, là một đất nước thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu. Thủ đô của Đan Mạch là Copenhagen. Ảnh: EPA.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-2
Đan Mạch được biết tới là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất, dựa trên các tiêu chí sức khỏe, phúc lợi xã hội và giáo dục. Ảnh: Shutterstock. 
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-3
 Sách Kỷ lục Guinness (năm 2010) đã ghi nhận quốc kỳ Đan Mạch là "quốc kỳ lâu đời nhất thế giới" hiện vẫn được sử dụng, khi tính từ lần đầu tiên được chính thức sử dụng năm 1625. Ảnh: iStock.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-4
 Tại bất cứ địa điểm nào ở Đan Mạch, bạn không bao giờ cách xa biển quá 52 km. Ảnh: Wikipedia.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-5
 Theo Telegraph và nhiều nguồn khác, tại Đan Mạch, bạn sẽ bị ném bột quế vào người nếu bạn vẫn chưa kết hôn vào sinh nhật lần thứ 25 của mình. Ảnh: Getty.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-6
Trời mưa trung bình khoảng 170 ngày mỗi năm ở Đan Mạch. Ảnh: Wikipedia. 
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-7
Greenland là một vùng tự trị của Đan Mạch. Đan Mạch bắt đầu trao quy chế lãnh thổ tự trị cho Greenland kể từ năm 1979. Ảnh: Lifeinnorway. 
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-8
 Người dân Đan Mạch luôn biết tận hưởng những điều giản dị trong cuộc sống. Ảnh: Lifeinnorway.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-9
 Người Đan Mạch thích đi xe đạp. Ảnh: Lifeinnorway.
Su that bat ngo quoc gia EU dau tien thoat khoi COVID-19-Hinh-10
 Ở Đan Mạch, cha mẹ không được phép đặt tên con theo ý thích của bản thân mà phải tra danh sách 7.000 cái tên đã được chính phủ nước này phê duyệt. Ảnh: Lifeinnorway.

Nga: Một tiểu đoàn tên lửa Iskander sẽ đến Belarus nếu cần

Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko đã thông báo về đề nghị của ông với người đồng cấp với mình - Tổng thống Nga Vladimir Putin về cung cấp khí tài.

Nga: Một tiểu đoàn tên lửa Iskander sẽ đến Belarus nếu cần
Nga: Mot tieu doan ten lua Iskander se den Belarus neu can
 Chi tiết, Tổng thống Belarus, ông Alexander đã thông báo rằng, Belarus muốn nhận một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander để triển khai tại các khu vực “nóng”, bao gồm các khu vực phía Tây và phía Nam của Cộng hoà Belarus giáp với EU, và ông đã tiến hành đề nghị với ông Vladimir Putin, người đồng cấp với mình.
Nga: Mot tieu doan ten lua Iskander se den Belarus neu can-Hinh-2
 Và vào hôm thứ Ba vừa qua, theo như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Belarus, ông Viktor Khrenin đã cho biết, một tiểu đoàn hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander mà Tổng thống nước này đề nghị sẽ được chuyển giao đến Cộng hoà Belarus khi cần thiết.

EU đóng cửa không phận với Nga, gia tăng trợ giúp vũ khí cho Ukraine

Theo quyết định, tất cả các máy bay của Nga sẽ bị cấm bay, cấm hạ cánh, cất cánh... qua không phận ủa toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU.

EU đóng cửa không phận với Nga, gia tăng trợ giúp vũ khí cho Ukraine
Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia tăng các trừng phạt đáp trả với hành động quân sự của Nga ở Ukraine khi trong ngày 27/2 thông báo đóng cửa toàn bộ không phận các quốc gia Liên minh châu Âu với các máy bay Nga, đóng cửa hai đài truyền hình Nga, đồng thời tăng tốc viện trợ quân sự cho Ukraine.

Tin mới