Hai thiên hà thẳng hàng Trái Đất tạo nên “chiếc nhẫn” ngàn năm có một
Theo các chuyên gia, một "chiếc nhẫn" ngàn năm có một mới được siêu kính viễn vọng James Webb phát hiện. Nó được tạo ra khi 2 thiên hà tạo và Trái Đất vô tình cùng nằm trên một đường thẳng.
Tâm Anh (theo Science Alert)
Xem toàn bộ ảnh
Kết quả phân tích một bức ảnh mới từ dữ liệu của siêu kính viễn vọng James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu, Canada) cho thấy một hình ảnh "chiếc nhẫn" ngàn năm có một.
Hiện tượng kỳ thú này được giới chuyên gia gọi là "chiếc nhẫn Einstein". Nó được tạo ra chỉ khi 2 thiên hà và Trái Đất vô tình cùng nằm trên một đường thẳng. Siêu kính viễn vọng James Webb cũng vô tình lọt vào đường thẳng đó.
Theo các chuyên gia, thiên hà ở gần hơn có kích thước khổng lồ đã đóng vai trò như thấu kính, phóng đại thiên hà xa hơn ở phía sau lên.
Đồng thời, thiên hà ở gần cũng như tạo thành một viền ánh sáng xung quanh hình ảnh thiên hà phía sau.
Theo NASA, "chiếc nhẫn Einstein" mang tên SPT-S J041839-4751.8 được chụp bởi Máy ảnh hồng ngoại gần (NIRCam) và Dụng cụ hồng ngoại trung (MIRI) của James Webb, sử dụng 3 bộ lọc khác nhau.
Một nhà thiên văn học vừa tốt nghiệp Spaceguy44 đã tô màu và tăng độ nét hình ảnh trên giúp công chúng có thể nhìn rõ hơn "chiếc nhẫn Einstein" tuyệt đẹp rồi đăng tải trên Reddit.
Với độ nhạy gấp 100 lần kính viễn vọng Hubble, siêu kính viễn vọng James Webb có thể nghiên cứu giai đoạn sơ khai nhất của vũ trụ, ngay sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm.
Các vật thể càng ở xa thì ánh sáng của chúng càng mất nhiều thời gian để đến Trái Đất. Vì vậy, việc quan sát vũ trụ sâu thẳm chính là nhìn lại quá khứ xa xôi.
Đây chính là lý do siêu kính viễn vọng James Webb được mệnh danh là "công cụ nhìn xuyên quá khứ".
Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.