Hai triệu năm trước, một món ăn biến vượn nhân hình thành người?

Sự thay đổi trong bữa ăn đã tạo nên bước nhảy vọt tiến hóa giúp nhân loại thoát kiếp vượn nhân hình, trở thành con người thực sự.

Thứ thực phẩm được gia tăng đột ngột trong bữa ăn của con người 2 triệu năm trước chính là thịt, tờ SciTech Daily trích dẫn nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi phó giáo sư Andrew Barr từ Đại học George Washington, tác tác chính của nghiên cứu cho biết họ đã liên kết 2 hiện tượng: thứ nhất là bộ não lớn lần đầu tiên xuất hiện ở Homo erectus cách đây 2 triệu năm; thứ hai là các bằng chứng cho thấy đây là loài mà lượng thịt trong khẩu phần gia tăng đột biến.
Như đã biết, các loài người đầu tiên của chi Homo điều là những thợ săn thiện chiến, tiêu thụ rất nhiều thịt, khác với các vượn nhân hình thời kỳ trước.
Hai trieu nam truoc, mot mon an bien vuon nhan hinh thanh nguoi?
Con người đã thoát kiếp vượn nhân hình từ sự thay đổi đột phá trong khẩu phần, kéo theo nguồn dinh dưỡng phong phú cho bộ não và sự đòi hỏi nhiều kỹ năng săn bắt, chế biến - Ảnh đồ họa từ Mauricio Anton 
Điều này vẫn duy trì cho đến loài chúng ta, chỉ có điều Homo sapiens thì khẩu phần lại đa dạng thêm một bậc, ăn nhiều cá và cây lương thực, cũng là điều khiến chúng ta sống sót khi môi trường địa cầu thay đổi, việc săn bắn trở nên khó khăn hơn.
Nghiên cứu mới đã tổng hợp dữ liệu từ 59 di chỉ có niên đại từ 2,6 đến 1,2 triệu tuổi khắp Đông Phi để kiểm chứng giả thuyết này và đã thu thập được một bộ sưu tập khổng lồ xương động vật có vết cắt - dấu hiệu cho thấy đó là thực phẩm của con người. Đặc biệt, các địa điểm dạng này tăng đáng kể khi Homo erectus xuất hiện.
Theo phó giáo sư Andrew Barr, nguồn thực phẩm động vật không chỉ tạo ra năng lượng quan trọng để bộ não phát triển với kích thước lớn và phức tạp, mà còn gián tiếp thúc đẩy những kỹ năng khác để con người ngày một tiến hóa.
Ví dụ, sự phát triển não bộ đòi hỏi thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chính việc này kích thích con người phát minh ra lửa, bởi thịt nấu chín thường cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Các nỗ lực cải tiến công cụ săn bắn, kỹ năng săn bắn, phân công lao động để tích trữ và xử lý nguồn thực phẩm phức tạp hơn thức ăn thực vật cũng giúp con người sơ khai có cơ hội được rèn luyện, từ đó các kỹ năng ngày một phức tạp hơn.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Những bức ảnh mô tả con người khi tiến hoá tới chủ nghĩa “bất tử”

(Kiến Thức) - Bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia David Vintiner với những người đam mê, tin tưởng vào chủ nghĩa siêu nhân sẽ đem lại cho nhân loại cuộc sống bất tử.

Nhung buc anh mo ta con nguoi khi tien hoa toi chu nghia “bat tu”
Chủ nghĩa siêu nhân là niềm tin con người có thể dùng công nghệ để vượt lên khả năng sinh học của bản thân. Từ các bộ phận như tay, chân, mắt cho đến việc thiết kế giác quan mới, hay khả năng kéo dài tuổi thọ, những công nghệ này khiến chúng ta phải xác định lại "khái niệm" về con người. Trong hình là tổ chức Neurobotics sản xuất các robot hình người bằng cách sao chép từ người thật hoặc tái tạo từ ảnh chân dung. 

Nhìn lại quá trình tiến hoá 1 thập kỷ của emoji trên iPhone

(Kiến Thức) - Emoji chính thức xuất hiện trên iPhone 10 năm trước khi Apple tung ra một bản cập nhật có bàn phím emoji hoàn toàn mới. Sau 10 năm tồn tại, emoji đã có những bước tiến hoá thần thánh.

Nhin lai qua trinh tien hoa 1 thap ky cua emoji tren iPhone
 Theo Emojipedia, emoji đầu tiên cho phép tải về vào ngày 21/11/2008 từ Apple App Store. Tuy nhiên, thời điểm đó, chỉ có người dùng tại Nhật Bản được làm điều này. Tới nay, theo thống ke, 92% người dùng mạng sử dụng emoji thường xuyên.

Tộc người đầu tiên tự tiến hoá để thích nghi với thế giới hiện đại

(Kiến Thức) - Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hoá, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.

Toc nguoi dau tien tu tien hoa de thich nghi voi the gioi hien dai
 Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở.