“Hải Tuần 21” TQ tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc ngày 11/4 đã điều tàu “Hải Tuần 21” loại 1.500 tấn tuần tra trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

Tờ “Nhân dân Nhật Báo” tối ngày 11/4 đưa tin, lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 11/4, tàu “Hải Tuần 21” đã khởi hành từ căn cứ Hải Khẩu đến vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa để tuần tra trái phép.
Trong thời gian tuần tra 5 ngày từ ngày 11 đến 15/4, Tàu “Hải Tuần 21” xuất phát từ cảng Hải Khẩu, sau đó qua eo biển Quỳnh Châu rồi tới tuần tra tại khu vực biển thuộc Nhóm đảo Lưỡi Liềm, 7 đảo liền kề tại nhóm An Vĩnh, đảo Bắc, đảo Linh Côn, đảo Phú Lâm, với tổng hành trình khoảng 730 hải lý. Đợt tuần tra này với sự tham gia của 20 nhân viên của Cục hải sự Hải Khẩu và Cục hải sự của cái gọi là "Thành phố Tam Sa".
“Hai Tuan 21” TQ tuan tra trai phep quan dao Hoang Sa
 Tàu Hải Tuần 21 tại căn cứ cảng Hải Khẩu
“Hai Tuan 21” TQ tuan tra trai phep quan dao Hoang Sa-Hinh-2
Hải Tuần 21 chuẩn bị xuất phát tuần tra tại Hoàng Sa 
"Nhân dân Nhật báo" nói rằng, nhiệm vụ chính của đợt tuần tra này nhằm kiểm nghiệm các hoạt động du lịch trên biển tại quần đảo Hoàng Sa, kiểm tra tình hình tác nghiệp của các tàu thuyền, kiểm tra an toàn các công trình thi công trên biển và tình hình ô nhiễm biển, sát hiệu tính năng hiệu quả các thiết bị phao tiêu và các trạm AIS ( hệ thống nhận dạng tự động) tại Biển Đông. Ngoài ra, nhân viên của Cục hải sự còn triển khai điều tra nghiên cứu các địa điểm tránh gió tại Hoàng Sa nhằm xây dựng căn cứ cứu trợ, ứng cứu khẩn cấp tại khu vực Biển Đông.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, tàu “Hải Tuần 21” sẽ sử dụng hệ thống AIS và hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu để giám sát mọi hoạt động của tàu thuyền qua lại ở Hoàng Sa, khi phát hiện tàu nào hoạt động trái phép hoặc làm ô nhiễm môi trường biển, lực lượng tuần tra sẽ tiến hành kiểm tra, bắt giữ rồi xử lý theo pháp luật của Trung Quốc.
“Hải Tuần 21” là tàu tuần tra hiện đại của TQ với lượng giãn nước khoảng 1.500 tấn, chiều dài 93,23m, chiều rộng 12,2m, chiều cao 5,4m, tầm hoạt động 4.000 hải lý, tốc độ 22 hải lý/h, tàu được trang bị nhiều thiết bị tuần tra hiện đại, có bãi đáp cho máy bay trực thăng.
Cùng với các hoạt động tuần tra trái phép tại khu vực Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền phi pháp, TQ hiện đang ra sức bồi đắp tôn tạo các đảo chiếm đóng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp sự phản đối của Việt Nam khiến tình hình ở khu vực Biển Đông ngày một căng thẳng. Hành động này đi ngược với những gì mà TQ rêu rao đó là “biến Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hữu nghị”.

Yêu cầu TQ dừng ngay hành động sai trái ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Việt Nam phản đối Trung Quốc xây các công trình trái phép trên các bãi, đá, làm thay đổi nguyên trạng khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về các công trình trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này.
Yeu cau TQ dung ngay hanh dong sai trai o Truong Sa
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Q. Trung.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Tin mới