Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy

Đây là hệ thống đường hầm băng đào thủ công lớn nhất thế giới, và luôn duy trì nhiệt ở mức âm 14 độ C.

Đường hầm băng xây dựng tại Bắc Cực từ thời Liên Xô đang bị tan chảy do biến đổi khí hậu, theo Daily Mail.
Đường hầm băng xây dựng ở Bắc Cực.
Đường hầm băng xây dựng ở Bắc Cực. 
Nhiều người thời đó gọi đường hầm là “cung điện mùa đông của Stalin” vì nó nằm trên một diện tích lớn hơn Nhà Trắng. Do tình trạng ấm lên toàn cầu, đường hầm này đang rò rỉ nước và có nguy cơ sập trong thời gian tới.
Diện tích của đường hầm này lên tới 7.000 m2.
Diện tích của đường hầm này lên tới 7.000 m2. 
Đường hầm băng có tổng diện tích 7.000 m2, nhiệt độ luôn ổn định từ âm 14 tới âm 12 độ C. Cá sẽ được lưu kho tại đây rồi xuất khẩu tới châu Âu. Đến nay, đây vẫn là đường hầm bằng băng lớn nhất thế giới được đào thủ công.
Người thực hiện công trình kì vĩ này là Gustav Backmaan, một người Đức bị bắt ở Siberia cùng một số người khác. Tới năm 1956, sau nhiều năm đào đường hầm, “cung điện mùa đông” chính thức hoàn thành. Tờ Siberian Times cho biết “nhờ sự tỉ mỉ, cẩn thận của Backmann cùng 20 nhân công khác, đường hầm băng hoàn thành là một kì tích thời điểm đó”.
Sử gia Andrey Ogorodnikov nói: “Những người tham gia đào hầm làm việc 3 ca và mất 10 năm để đào xong”. Tới năm 1967, Backmann được thả tự do và về Ukraine sinh sống.
Chính quyền khu vực Siberia đang kêu gọi quyên góp tiền để cứu “cung điện mùa đông” này.

Crimea muốn xây đường hầm nối với Nga thay vì cầu

(Kiến Thức) - Kế hoạch xây cầu nối liền Nga với bán đảo Crimea có thể gây nguy hiểm và nên được thay thế bằng việc xây đường hầm. 

Tuyên bố này được tờ Moscow Times dẫn lời ông Georgy Muradov, đặc sứ của Crimea tại điện Kremlin đưa tin.
Ông Georgy Muradov cho hay: “Điều này nguy hiểm bởi lẽ ít nhất một tháng mỗi năm, cây cầu sẽ không thể hoạt động được vì gió bão và mưa tuyết trong mùa đông.

Hình ảnh chi tiết đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung

(Kiến Thức) - Đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung Quốc dài 55 km là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa hai nước này.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung
Hồi tháng 6/2015, các nhà khoa học đã phát hiện đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-2
 Theo tờ Siberian Times, đường hầm này do quân đội Đông Bắc, một lực lượng du kích Trung Quốc chống nhà nước Mãn Châu của Nhật, xây dựng vào khoảng năm 1930 và đưa vào sử dụng 3 năm sau đó.
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-3
 Đường hầm có chiều dài 55km, nằm cách Ussuriysk 55km và cách Vladivostok 153km.
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-4
Được biết, đường hầm bí mật nối huyện Đông Ninh, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với vùng Viễn Đông của Nga. 
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-5
Theo các chuyên gia, đường hầm này không chỉ được sử dụng để vận chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa Bắc Kinh và Moscow.  
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-6
Sau khi Mãn Châu được quân đội Liên Xô giải phóng năm 1945, để tưởng nhớ sự kiện này, người ta đã cho xây dựng bảo tàng quân sự lớn gần núi Shenhunshan.
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-7
Đài tưởng niệm trong khu bảo tàng lịch sử 18/9 nằm phía trên đường hầm bí mật. 
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-8
Khu tưởng niệm được xây dựng trong pháo đài Dongning để tưởng nhớ trận đánh trên núi Shenhunshan. Đây được cho là trận đánh cuối cùng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-9
Quang cảnh bên ngoài khu đường hầm bảo tàng quân sự. 

Tin mới