Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ: đông đảo nhưng cũ kỹ

Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ: đông đảo nhưng cũ kỹ

(Kiến Thức) - Tuy hạm đội tàu ngầm Ấn Độ đông đảo lên tới 16 chiếc, nhưng chiếm 90% trong số đó đều là tàu ngầm cũ, đã phục vụ trung bình 15-20 năm.

Xem toàn bộ ảnh
Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ xét số lượng thì đứng top đầu khu vực châu Á với 16 chiếc gồm cả tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân. Trong đó, lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tấn công có tổng cộng 14 chiếc được nhập khẩu từ Nga và Đức.
Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ xét số lượng thì đứng top đầu khu vực châu Á với 16 chiếc gồm cả tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân. Trong đó, lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân tấn công có tổng cộng 14 chiếc được nhập khẩu từ Nga và Đức.
Trong 14 tàu ngầm phi hạt nhân, đông nhất là 10 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Kilo Project 877EKM được ký mua từ Nga trong những năm 1980. Chiếc đầu tiên nhận năm 1986 và chiếc cuối cùng nhận năm 2000 đều do nhà máy đóng tàu Sevmash (Nga) chế tạo.
Trong 14 tàu ngầm phi hạt nhân, đông nhất là 10 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Kilo Project 877EKM được ký mua từ Nga trong những năm 1980. Chiếc đầu tiên nhận năm 1986 và chiếc cuối cùng nhận năm 2000 đều do nhà máy đóng tàu Sevmash (Nga) chế tạo.
Tàu ngầm Kilo Project 877EKM có lượng giãn nước khi lặn khoảng 3.000 tấn, dài 72,6m, trang bị động cơ điện – diesel cho phép đạt tầm hành trình xa tới 9.700km (kết hợp đi lặn và nổi), lặn sâu tối đa 300m. Thiết kế biến thể này trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn ngư lôi chống ngầm và thủy lôi.
Tàu ngầm Kilo Project 877EKM có lượng giãn nước khi lặn khoảng 3.000 tấn, dài 72,6m, trang bị động cơ điện – diesel cho phép đạt tầm hành trình xa tới 9.700km (kết hợp đi lặn và nổi), lặn sâu tối đa 300m. Thiết kế biến thể này trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn ngư lôi chống ngầm và thủy lôi.
Từ những năm 2000, Ấn Độ bắt đầu ký hợp đồng với Nga thực hiện chương trình hiện đại hóa lớn mang tên Project 08773 tại nhà máy Zvezdochka cho toàn bộ 10 tàu ngầm. Sau nâng cấp, các tàu này sẽ bổ sung thêm hệ thống vũ khí mới (gồm tên lửa hành trình chống tàu Klub-S) và hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Chiếc mới nhất vừa được đại tu hoàn tất năm 2012 là INS Sindhurakshak (S63).
Từ những năm 2000, Ấn Độ bắt đầu ký hợp đồng với Nga thực hiện chương trình hiện đại hóa lớn mang tên Project 08773 tại nhà máy Zvezdochka cho toàn bộ 10 tàu ngầm. Sau nâng cấp, các tàu này sẽ bổ sung thêm hệ thống vũ khí mới (gồm tên lửa hành trình chống tàu Klub-S) và hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Chiếc mới nhất vừa được đại tu hoàn tất năm 2012 là INS Sindhurakshak (S63).
Tuy nhiên, trải qua đại tu chưa được một năm thì chiếc INS Sindhurakshak đã bất ngờ phát nổ và chìm ngay tại cảng Mumbai vào rạng sáng ngày 14/8. Việc thiếu mất một chiếc tuy không là ảnh hưởng quá lớn nhưng việc này sẽ gây ra tâm lý lo ngại về mặt kỹ thuật với những chiếc Kilo còn lại phục vụ trong Hải quân Ấn Độ. Bởi INS Sindhurakshak là chiếc mới thứ 2 trong 10 tàu ngầm Kilo, trong khi các chiếc còn lại sau đại tu đã hoạt động thêm gần 10 năm và đi gần tới giới hạn của nó, nghỉ hưu.
Tuy nhiên, trải qua đại tu chưa được một năm thì chiếc INS Sindhurakshak đã bất ngờ phát nổ và chìm ngay tại cảng Mumbai vào rạng sáng ngày 14/8. Việc thiếu mất một chiếc tuy không là ảnh hưởng quá lớn nhưng việc này sẽ gây ra tâm lý lo ngại về mặt kỹ thuật với những chiếc Kilo còn lại phục vụ trong Hải quân Ấn Độ. Bởi INS Sindhurakshak là chiếc mới thứ 2 trong 10 tàu ngầm Kilo, trong khi các chiếc còn lại sau đại tu đã hoạt động thêm gần 10 năm và đi gần tới giới hạn của nó, nghỉ hưu.
Ngoài ra, vụ nổ tàu ngầm ngày 14/8 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chiếc tàu ngầm Kilo khác neo bên cạnh INS Sindhurakshak, chiếc tàu bị cháy lan một phần. Tuy không gây thiệt hai tới bên trong tàu, nhưng có thể buộc phải dừng hoạt động trong thời gian dài để sửa chữa. Bên cạnh đó, 8 chiếc còn lại trong hạm đội có thể cũng sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra lớn.
Ngoài ra, vụ nổ tàu ngầm ngày 14/8 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chiếc tàu ngầm Kilo khác neo bên cạnh INS Sindhurakshak, chiếc tàu bị cháy lan một phần. Tuy không gây thiệt hai tới bên trong tàu, nhưng có thể buộc phải dừng hoạt động trong thời gian dài để sửa chữa. Bên cạnh đó, 8 chiếc còn lại trong hạm đội có thể cũng sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra lớn.
4 chiếc còn lại trong hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân Ấn Độ là lớp Type 209 được nhập khẩu từ hãng HDW Đức từ năm 1986. Chiếc đầu tiên nhận tháng 9/1986 và chiếc cuối cùng nhận tháng 5/1994.
4 chiếc còn lại trong hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân Ấn Độ là lớp Type 209 được nhập khẩu từ hãng HDW Đức từ năm 1986. Chiếc đầu tiên nhận tháng 9/1986 và chiếc cuối cùng nhận tháng 5/1994.
Type 209 đóng cho Ấn Độ có lượng giãn nước khi lặn 1.850 tấn, dài 64,4m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép đạt tầm hoạt động 15.000km với tốc độ 15km/h. Về mặt vũ khí, tàu chỉ có khả năng phóng ngư lôi tự dẫn và thủy lôi, không tích hợp phóng tên lửa hành trình.
Type 209 đóng cho Ấn Độ có lượng giãn nước khi lặn 1.850 tấn, dài 64,4m, trang bị động cơ diesel – điện cho phép đạt tầm hoạt động 15.000km với tốc độ 15km/h. Về mặt vũ khí, tàu chỉ có khả năng phóng ngư lôi tự dẫn và thủy lôi, không tích hợp phóng tên lửa hành trình.
Ngoài tính năng vũ khí khá yếu (khi chỉ có ngư lôi), hiện tại trong 4 tàu Type 209 thì chỉ có 3 chiếc hoạt động (đã qua đại tu, sửa chữa lớn), một chiếc đang phải trải qua đại tu sửa chữa. Rõ ràng, 14 tàu ngầm phi hạt nhân của Ấn Độ tuy là con số đông nhưng lực lượng này là không đảm bảo, một phần chúng đã có trên 20-30 năm phục vụ, tính kỹ thuật đã đi xuống kéo theo đó là vấn đề an toàn.
Ngoài tính năng vũ khí khá yếu (khi chỉ có ngư lôi), hiện tại trong 4 tàu Type 209 thì chỉ có 3 chiếc hoạt động (đã qua đại tu, sửa chữa lớn), một chiếc đang phải trải qua đại tu sửa chữa. Rõ ràng, 14 tàu ngầm phi hạt nhân của Ấn Độ tuy là con số đông nhưng lực lượng này là không đảm bảo, một phần chúng đã có trên 20-30 năm phục vụ, tính kỹ thuật đã đi xuống kéo theo đó là vấn đề an toàn.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Ấn Độ cũng không khá hơn khi chỉ có một chiếc duy nhất đang hoạt động, INS Chakra.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Ấn Độ cũng không khá hơn khi chỉ có một chiếc duy nhất đang hoạt động, INS Chakra.
INS Chakra có tên cũ là K-152 Nerpa thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 971U Shchuka-B (NATO gọi là Akula-II) được đưa vào hoạt động năm 2009. Sau đó, Hải quân Ấn Độ đã thuê lại con tàu năm 2011 và đưa vào phục vụ năm 2013.
INS Chakra có tên cũ là K-152 Nerpa thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 971U Shchuka-B (NATO gọi là Akula-II) được đưa vào hoạt động năm 2009. Sau đó, Hải quân Ấn Độ đã thuê lại con tàu năm 2011 và đưa vào phục vụ năm 2013.
INS Chakra có lượng giãn nước toàn tải khi lặn lên tới 13.800 tấn, trang bị một lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể hoạt động liên tục trên biển 100 ngày (tùy thuộc vào lương thực, thực phẩm), lặn sâu tới 520m, thủy thủ đoàn chỉ 62 người.
INS Chakra có lượng giãn nước toàn tải khi lặn lên tới 13.800 tấn, trang bị một lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, có thể hoạt động liên tục trên biển 100 ngày (tùy thuộc vào lương thực, thực phẩm), lặn sâu tới 520m, thủy thủ đoàn chỉ 62 người.
Tuy là một chiếc tàu khá mới, nhưng con tàu này từng xảy ra vụ tai nạn do lỗi kỹ thuật trong tàu làm thiệt mạng 20 thủy thủ và bị thương 21 người vào tháng 11/2008. Điều này có lẽ sẽ càng làm cho người Ấn cảm thấy lo ngại nhất là sau vụ nổ tàu ngầm Kilo.
Tuy là một chiếc tàu khá mới, nhưng con tàu này từng xảy ra vụ tai nạn do lỗi kỹ thuật trong tàu làm thiệt mạng 20 thủy thủ và bị thương 21 người vào tháng 11/2008. Điều này có lẽ sẽ càng làm cho người Ấn cảm thấy lo ngại nhất là sau vụ nổ tàu ngầm Kilo.
Tàu ngầm INS Chakra trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 40 quả đạn ngư lôi chống ngầm, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M.
Tàu ngầm INS Chakra trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số 40 quả đạn ngư lôi chống ngầm, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M.
Ngoài ngư lôi, thủy lôi, hiện không rõ INS Chakra có được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub không dù trong thiết kế nó có thể phóng loại tên lửa này.
Ngoài ngư lôi, thủy lôi, hiện không rõ INS Chakra có được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub không dù trong thiết kế nó có thể phóng loại tên lửa này.
Ấn Độ đang nỗ lực phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa thuộc lớp Arihant có lượng giãn nước 6.000 tấn, dài 112m. Tàu ngầm có thể mang 12 tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 lắp đầu đạn hạt nhân. Vấn đề là, Ấn Độ vẫn đang trong quá trình phát triển lớp tàu này, cách đây vài ngày nước này mới tiến hành kích hoạt lò phản ứng hạt nhân. Nghĩa là để con tàu đi vào hoạt động đầy đủ, an toàn sẽ mất thời gian rất dài thêm nữa.
Ấn Độ đang nỗ lực phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược nội địa thuộc lớp Arihant có lượng giãn nước 6.000 tấn, dài 112m. Tàu ngầm có thể mang 12 tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 lắp đầu đạn hạt nhân. Vấn đề là, Ấn Độ vẫn đang trong quá trình phát triển lớp tàu này, cách đây vài ngày nước này mới tiến hành kích hoạt lò phản ứng hạt nhân. Nghĩa là để con tàu đi vào hoạt động đầy đủ, an toàn sẽ mất thời gian rất dài thêm nữa.

GALLERY MỚI NHẤT