Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận quy mô lớn chưa từng có

Cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của 167 tàu chiến và 25.000 quân nhân, với mục tiêu kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu trong các tình huống bất ngờ.

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận quy mô lớn chưa từng có
Từ ngày 14-18/4/2023, tất cả các khí tài thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ và bắt đầu cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu với sự tham gia của hơn 25.000 nhân viên và 167 tàu. 

Ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ thù vào phần phía nam của Biển Okhotsk, đẩy lùi cuộc đổ bộ của kẻ thù trên đảo Sakhalin và quần đảo Kuril phía nam cũng là những phần quan trọng của cuộc tập trận, cuộc tập trận này thể hiện sự quan tâm của quân đội Nga trong việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị ở Thái Bình Dương.

Các cuộc tập trận của Nga diễn ra trong thời điểm căng thẳng cao độ với NATO, tổ chức này đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, quốc gia mà Nga có tranh chấp lãnh thổ. 

Các cuộc tập trận mới nhất ở Thái Bình Dương đã tập trung vào chiến tranh chống tàu ngầm, bởi tàu ngầm là một thế mạnh đặc biệt của Hải quân Nhật Bản và Mỹ. Đáng chú ý, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tàu ngầm có pin lithium-ion trong hệ thống đẩy của chúng, để cải thiện khả năng tàng hình so với các loại tàu ngầm khác hiện có trên thế giới. 

Ham doi Thai Binh Duong cua Nga tap tran quy mo lon chua tung co
Tàu tuần dương lớp Slava Varyag 

Nga đã triển khai trực thăng Ka-27PL và máy bay tác chiến chống ngầm tầm xa Tu-142M3 để hỗ trợ các nỗ lực tác chiến chống tàu ngầm trong cuộc diễn tập. Những phương tiện này cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho các tàu chiến đi cùng để phóng các loạt tên lửa tầm xa.

Khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Nga trong khu vực dự Thái Bình Dương sẽ được tăng cường đáng kể, nhờ biên chế thêm hai tàu sân bay trực thăng cỡ lớn 40.000 tấn hiện đang được đóng ở Crimea. Hiện tại các tàu khu trục như lớp Udaloy có thể mang theo hai máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm mỗi chiếc, nhưng các tàu sân bay mới sẽ có thể triển khai vài chục chiếc. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã giải thích chi tiết vào ngày 17/4 về các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương: “Quân đội đang tập trận để tiến hành các cuộc bắn thử nghiệm và diễn tập chiến thuật, đồng thời thực hành khả năng hiệp đồng của nhiều lực lượng…Lực lượng phản ứng nhanh chống ngầm đã triển khai các biện pháp săn lùng tàu ngầm tại các điểm tiếp cận Vịnh Peter Đại đế và Vịnh Avacha. Máy bay hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương cũng được triển khai tại các sân bay. Máy bay của bộ chỉ huy quân sự hàng không tầm xa đã được triển khai tại sân bay tiền phương”.

Ham doi Thai Binh Duong cua Nga tap tran quy mo lon chua tung co-Hinh-2
 Máy bay tác chiến chống ngầm Tu-142

Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 17/4 cũng đã ca ngợi các cuộc tập trận và nhấn mạnh rằng “giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm tra đột xuất đã vượt qua ở mức rất cao”, bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người tham gia. 

Các giai đoạn sau của cuộc tập trận cũng liên quan đến việc sử dụng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo để thực hiện các cuộc tấn công mô phỏng ở phạm vi liên lục địa, đồng thời việc bảo vệ các tài sản này là một trong những nhiệm vụ chính của cuộc diễn tập. 

Chỉ có hạm đội Thái Bình Dương và Bắc Cực mới có tàu ngầm tên lửa đạn đạo, những vũ khí này đã được hiện đại hóa nhanh chóng trong những năm gần đây và được ưu tiên đầu tư. Hạm đội Thái Bình Dương hiện triển khai ba tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei mới cùng với 15 tàu ngầm tấn công, một tàu tuần dương lớp Slava Varyag, năm khu trục hạm và bốn khinh hạm. 

Ham doi Thai Binh Duong cua Nga tap tran quy mo lon chua tung co-Hinh-3
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei của Nga 

Các tàu khu trục và khinh hạm của Hải quân Nga đều là tàu do Liên Xô chế tạo, vì ngành đóng tàu của nước này vẫn chưa phục hồi khả năng đóng những con tàu như vậy mặc dù có thể chế tạo tàu ngầm hạt nhân rất lớn, điều này phản ánh ưu tiên của Nga đối với năng lực tàu ngầm trong hơn 30 năm qua.

Tất cả các loại tàu của Nga hiện tại đều đã được chế tạo để tương thích với một loạt các lớp tên lửa hiện đại, điều này giúp kéo dài thời gian hoạt động của nhiều tàu lớn được chế tạo từ thời Liên Xô. 

Tàu khu trục lớp Udaloy Marshal Shaposhnikov phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương, là tàu khu trục đầu tiên của Nga được tích hợp tên lửa hành trình siêu thanh Zicron mới của nước này, loại tên lửa hiện được coi là không thể đánh chặn.

Vừa gia nhập NATO, Phần Lan vội vã sắm thêm tên lửa

Hệ thống tên lửa David's Sling và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được đánh giá là cặp đôi lý tưởng để bảo vệ biên giới của Phần Lan với Nga.

Vừa gia nhập NATO, Phần Lan vội vã sắm thêm tên lửa

Vào ngày 7/4, Bộ Quốc phòng Israel xác nhận rằng họ đã nhận được yêu cầu mua hệ thống tên lửa David's Sling từ Phần Lan, đây là nền tảng phòng không đa năng tầm xa có khả năng tác chiến hàng đầu thế giới, tương thích với các hệ thống NATO và dự kiến sẽ cách mạng hóa khả năng phòng không trên đường biên giới dài với Nga. 

Bộ Quốc phòng Israel dự kiến sẽ thực hiện chuyến giao hàng nước ngoài đầu tiên đối với hệ thống David's Sling. Sau quá trình lựa chọn kéo dài vài năm, Bộ Quốc phòng Phần Lan đã chọn hệ thống tiên tiến của Israel. Tổng cục trưởng Bộ Quốc phòng Eyal Zamir đã nhận được yêu cầu mua hàng. 

Theo thỏa thuận, Israel sẽ cung cấp hệ thống vũ khí David's Sling cho Phần Lan, bao gồm tên lửa đánh chặn, bệ phóng và radar sẽ được tích hợp vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Phần Lan. Thỏa thuận được ước tính trị giá 316 triệu EURO và sẽ cần có sự cho phép xuất khẩu từ chính phủ Mỹ, do sự hỗ trợ của Mỹ trong quá trình phát triển hệ thống này. 

Các báo cáo về kế hoạch mua David's Sling của Phần Lan được đưa ra chỉ 48 giờ sau khi nước này chính thức gia nhập NATO. Tổng thống Phần Lan đã tóm tắt sự thay đổi vị trí địa chính trị của đất nước như sau: “Phần Lan ngày nay đã trở thành thành viên của liên minh phòng thủ NATO. Kỷ nguyên không liên kết quân sự trong lịch sử của chúng ta đã kết thúc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu”.

Vua gia nhap NATO, Phan Lan voi va sam them ten lua
Hệ thống tên lửa David's Sling

Video pháo tự hành Hyacinth-S của Nga tác chiến tại Donbass

Quân đội Nga đã công bố các hình ảnh tác chiến của pháo tự hành Hyacinth-S 152 mm tại khu vực xung quanh thị trấn Kreminna.

Video pháo tự hành Hyacinth-S của Nga tác chiến tại Donbass
Theo Zvezda, trong ngày 27/3, quân đội Nga đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh pháo tự hành Hyacinth-S tác chiến tại Kreminna, vùng Donbass. Tại khu vực này, các cuộc đấu pháo vẫn diễn ra liên tục ngày đêm, không phụ thuộc vào kế hoạch định sẵn mà phụ thuộc vào thời điểm lực lượng trinh sát phát hiện ra mục tiêu.
  

Binh lực hùng hậu Nga đặt gần biên giới Phần Lan

Các chuyên gia đã dự đoán Nga sẽ tập trung triển khai các loại vũ khí bất đối xứng ở khu vực biên giới với Phần Lan để bảo đảm an ninh tại khu vực này.

Binh lực hùng hậu Nga đặt gần biên giới Phần Lan

Kể từ sau khi Phần Lan chính thức gia nhập liên minh NATO vào ngày 4/4, giới chuyên gia quân sự đã thường xuyên đưa ra những phân tích và suy đoán về phản ứng của Nga với hành động trên của Phần Lan. 

Phản ứng đầu tiên được ghi nhận là thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết một quân đoàn mới sẽ được thành lập ở Karelia gần St. Petersburg, tiếp giáp với biên giới Phần Lan. 

Quân đoàn sẽ bao gồm ba sư đoàn súng trường cơ giới và hai sư đoàn dù, cùng với các vũ khí và phương tiện của lực lượng Dù tạo thành trung tâm sức mạnh chiến đấu chính của quân đoàn. 

Các cơ quan truyền thông đã nhấn mạnh rằng rất có khả năng lực lượng pháo binh và tên lửa, đặc biệt là hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M, sẽ là lực lượng chính trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nga trong khu vực. 

Đại tá Mikhail Khodaryonok nói với các phóng viên của RT (Russia Today), “Có khả năng những đội hình mới này sẽ bao gồm các lữ đoàn vận hành hệ thống tên lửa Iskander-M và các lữ đoàn pháo hạng nặng mang đạn hạt nhân”.

Binh luc hung hau Nga dat gan bien gioi Phan Lan
Tên lửa Iskander-M  

Tin mới