Ham lợi từ việc chơi game, người phụ nữ bị lừa 5,6 tỷ

Một người phụ nữ bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội dẫn dụ chơi game có thưởng. Khi số tiền nạp lên tới 5,6 tỷ đồng thì nhóm lừa đảo "bốc hơi".

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), một người phụ nữ ở Thanh Hóa bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội dẫn dụ chơi game có thưởng. Khi số tiền nạp lên tới 5,6 tỷ đồng, nhóm lừa đảo "bốc hơi" không để lại dấu vết.
Trước đó, qua mạng xã hội Facebook, chị M. ở Thanh Hóa nhận được lời kết bạn từ đối tượng có tên tài khoản Quốc Bảo. Ngày 1/6, Bảo gửi chị M. link web https://www.aaf2.com/Public.lo... của trang game SANDS, nhờ chị M. đăng nhập để chơi cho vui.
Ham loi tu viec choi game, nguoi phu nu bi lua 5,6 ty
 Ảnh minh họa.
Người đàn ông trên mạng giới thiệu là nhân viên IT tại Hà Nội nắm được lỗi của hệ thống game, cứ lúc 15 giờ - 15 giờ 30 phút và 20 giờ - 20 giờ 30 phút hàng ngày, người chơi cứ nạp tiền vào chơi sẽ thắng lớn. Dù có nghi ngờ, nhưng chị M. vẫn lập tài khoản chơi thử. Khi chị M. nạp 50 triệu đồng lần đầu vào tài khoản 00007936097 có tên CT TNHH CONG NGHE NANG HFM, ngay lập tức thu được gần 53 triệu đồng.
Thấy cơ hội kiếm tiền dễ dàng, chị M. liên tục nạp tiền vào tài khoản của đối tượng mà không biết rằng đã rơi vào bẫy. Khi thấy chị M. tin tưởng tuyệt đối, đối tượng lừa đảo thông báo tài khoản của chị M. bị sập nên không thể rút tiền ra được. Số tiền mà chị M. đã nộp vào lên tới 5,6 tỷ đồng.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin tưởng những đối tượng chưa từng gặp mặt, chỉ làm quen trên mạng; không chuyển tiền cho người khác khi không biết rõ thực tế chủ tài khoản đó là ai, ở đâu; thường xuyên kiểm tra, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền truy cập riêng tư trên các trang, tài khoản mạng dùng; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho các đối tượng người lạ khi chưa biết rõ về nhân thân, lai lịch, đại diện pháp nhân; không truy cập vào các trang, đường link, tệp dữ liệu từ các địa chỉ không xác định có nguồn chính thống. Nếu nghi ngờ hay đã trở thành nạn nhân của lừa đảo trường hợp trên, hãy báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để được hỗ trợ và xử lý theo pháp luật.
>>> Xem thêm video: Bé gái bị lừa vào karaoke cảnh giác bẫy “việc nhẹ, lương cao"
  

Bị lừa 200 triệu, tìm luật sư đòi lại tiền lại bị lừa tiếp

Một người phụ nữ ở Hà Nội vừa sập bẫy thủ đoạn giả danh luật sư hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo. Hậu quả của vụ việc khiến người này liên tiếp bị lừa tiền.

Ngày 17/2, thông tin từ Công an TP.Hà Nội, hiện nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện các tài khoản giả danh Luật sư đăng bài hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo thay vì ra cơ quan Công an trình báo sự việc đã liên hệ các tài khoản giả danh Luật sư với mong muốn được thu hồi tiền lừa đảo.

Theo đó, đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng đã giả danh luật sư để hỗ trợ thu hồi. Các đối tượng sau đó sẽ giả vờ kết nối với bên an ninh mạng và thông báo với nạn nhân phải đóng phí để thu hồi tiền lừa đảo.

Tây Ninh: Bộ đội Biên phòng giải cứu sinh viên bị lừa sang Campuchia

Bộ đội Biên Phòng tỉnh Tây Ninh giải cứu thành công một nam sinh viên bị lừa sang Campuchia lao động việc nhẹ lương cao.

Vào lúc 19h tối ngày 14/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng Công An thành phố Bavét, tỉnh Svayriêng, Camphuchia giải cứu thành công anh Nguyễn Xuân Trường Phong, sinh năm 2003, ngụ tại chung cư 165A, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội bị các đối tượng trên mạng lừa đảo sang Campuchia lao động, lương cao.

Trước đó, anh Phong đang là sinh viên năm 2 một trường Đại Học tại Hà Nội. Tại đây, anh Phong đã quen với một số đối tượng trên mạng, các đối tượng này đã rủ Phong đến làm việc cho công ty thuộc khu Đông Thái (Casino online), thuộc thành phố Bavét, tỉnh Svayriêng, Campuchia với lời hứa sẽ có mức thu nhập cao hằng tháng.

Tin mới