Hám việc nhẹ lương cao, người phụ nữ bị lừa 1,2 tỷ đồng

Khi thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng online trên facebook chị T. đã tham gia và sau đó nạn nhân đã bị lừa 1,2 tỷ đồng.

Hám việc nhẹ lương cao, người phụ nữ bị lừa 1,2 tỷ đồng
Ngày 12/7, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Long Biên đang điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng. Theo đơn trình báo, ngày 1/7, chị T. (SN 1983; trú tại: Long Biên, Hà Nội) có lên mạng xã hội facebook để tìm kiếm việc làm tại nhà.
Khi thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng online trên facebook chị T. đã tham gia. Khi làm nhiệm vụ thanh toán 4 đơn hàng đầu thì chị T. nhận được số tiền 900.000 đồng. Từ nhiệm vụ lần thứ 5 đến lần thứ 10, chị T. đã chuyển 1,2 tỷ đồng nhưng không nhận được tiền. Biết mình bị lừa, chị T. đã đến Công an phường Bồ Đề trình báo.
Ham viec nhe luong cao, nguoi phu nu bi lua 1,2 ty dong
Ảnh minh họa. 
Công an TP Hà Nội cho biết thêm, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan Công an, nhưng vẫn có người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng ảo cho các sàn thương mại điện tử. "Mồi nhử" mà bọn chúng đưa ra rất hấp dẫn như việc nhẹ, lương cao, được trả ngay theo ngày, với mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10 đến 20%.
Khi thanh toán các đơn hàng đầu có giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng, đến đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền. Nhiều người, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, sinh viên, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập đã sập bẫy của các đối tượng.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hiện, vụ hám việc nhẹ lương cao, người phụ nữ bị lừa 1,2 tỷ đồng ở Hà Nội đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Xem thêm video: Quen bạn gái ảo qua Zalo, thanh niên bị lừa hơn 100 triệu đồng

(Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp).

Sau hơn 1 tháng trình báo, cô gái nghi bị lừa bán ở Myanmar giờ ra sao?

Sau hơn một tháng trình báo, hôm nay (22/2), Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị lại phải tiếp tục gửi công văn đề nghị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao giải quyết việc cô gái nghi bị lừa bán ở Myanmar!.
 

Sau hơn 1 tháng trình báo, cô gái nghi bị lừa bán ở Myanmar giờ ra sao?
Liên quan đến việc cô gái nghi bị lừa bán ở Myanmar, chiều 22/2, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa phải gửi thêm thông tin đến Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và đề nghị cơ quan này giải quyết vụ việc kịp thời, đảm bảo công tác bảo hộ công dân cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Sau hon 1 thang trinh bao, co gai nghi bi lua ban o Myanmar gio ra sao?
 Bùi Thị Thảo - cô gái nghi bị lừa bán ở Myanmar.

Say đắm bạn gái online, VĐV bóng chuyền bị lừa 18 tỷ suốt 15 năm

Suốt 15 năm, VĐV bóng chuyền nổi tiếng người Ý Roberto Cazzaniga, bị lừa hơn 800.000 USD (18 tỷ đồng) bởi cô "bạn gái" mạo danh siêu mẫu.

Say đắm bạn gái online, VĐV bóng chuyền bị lừa 18 tỷ suốt 15 năm
Năm 2005, Roberto đã được một người bạn gái tên Manuela giới thiệu và làm mối với một cô gái trên mạng. Ngay lập tức, anh chàng Roberto phải lòng cô gái và bày tỏ ý muốn hẹn hò.
Cô gái tự nhận mình tên là Maya và cho biết vẫn còn độc thân. Chỉ có điều, Roberto không hề nhận ra ảnh đại diện của bạn gái thực chất là ảnh của siêu mẫu Brazil Alessandra Ambrosio.

Nhiều người bị lừa mua phải điện thoại đểu trên sàn thương mại điện tử

Dù có nhiều cảnh báo về vấn nạn điện thoại nhái kém chất lượng trên Internet nhưng nhiều người vẫn bị lừa vì ham rẻ.

Nhiều người bị lừa mua phải điện thoại đểu trên sàn thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử hiện quản lý khá chặt những sản phẩm giả, nhái. Riêng ở mảng điện thoại di động, hầu như rất khó kiếm được các mẫu máy làm giả thương hiệu lớn. Song vẫn còn tồn tại một số mẫu máy cố tình nhái theo kiểu dáng hoặc tên gọi của những sản phẩm cao cấp trên thị trường, sau đó bán với giá rất rẻ để hút khách.
Điểm dễ nhận thấy nhất của những sản phẩm này là làm giống theo kiểu dáng điện thoại đắt tiền, cố tình đưa thông số kỹ thuật hấp dẫn với giá bán rẻ hơn cả chục lần. Nhiều người ham rẻ đã mua phải sản phẩm kém chất lượng, không hoạt động bình thường.

Tin mới