Hạn hán kinh hoàng làm lộ kho báu "khủng" của hoàng đế La Mã

Hạn hán kinh hoàng làm lộ kho báu "khủng" của hoàng đế La Mã

Một trận hạn hán nghiêm trọng ở Italy vô tình làm lộ diện kho báu của hoàng đế La Mã sau nhiều thế kỷ bị vùi dưới sông Tiber. Kho báu đó chính là một cây cầu đá do hoàng đế Nero xây dựng.

Xem toàn bộ ảnh
Sau một thời gian nắng nóng bất thường và lượng mưa thấp, một kho báu của  hoàng đế La Mã lộ diện ở dưới đáy sông Tiber. Các nhà khảo cổ vô cùng vui mừng khi nhìn thấy tàn tích của cây cầu bằng đá có tên Pons Neronianus (trong tiếng Latinh có nghĩa là Cầu Nero).
Sau một thời gian nắng nóng bất thường và lượng mưa thấp, một kho báu của hoàng đế La Mã lộ diện ở dưới đáy sông Tiber. Các nhà khảo cổ vô cùng vui mừng khi nhìn thấy tàn tích của cây cầu bằng đá có tên Pons Neronianus (trong tiếng Latinh có nghĩa là Cầu Nero).
Theo các chuyên gia, hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước sông Tiber thấp nhất trong nhiều năm qua. Nhờ vậy, tàn tích của cây cầu cổ xưa được phát hiện sau nhiều thế kỷ bị lãng quên.
Theo các chuyên gia, hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước sông Tiber thấp nhất trong nhiều năm qua. Nhờ vậy, tàn tích của cây cầu cổ xưa được phát hiện sau nhiều thế kỷ bị lãng quên.
Nero là hoàng đế thứ 5 của đế chế La Mã. Ông trị vì đất nước từ năm 54 - 68 sau Công nguyên. Trong thời gian cai trị, hoàng đế Nero gây tranh cãi khi cho xây dựng các công trình công cộng và giành chiến thắng quân sự ở nước ngoài nhưng đồng thời bỏ bê chính trị, dành nhiều thời gian cho đam mê nghệ thuật, âm nhạc và các cuộc đua ngựa.
Nero là hoàng đế thứ 5 của đế chế La Mã. Ông trị vì đất nước từ năm 54 - 68 sau Công nguyên. Trong thời gian cai trị, hoàng đế Nero gây tranh cãi khi cho xây dựng các công trình công cộng và giành chiến thắng quân sự ở nước ngoài nhưng đồng thời bỏ bê chính trị, dành nhiều thời gian cho đam mê nghệ thuật, âm nhạc và các cuộc đua ngựa.
Thậm chí, hoàng đế Nero cho xây dựng "Domus Aurea" (Cung điện vàng) ở trung tâm Rome sau trận hỏa hoạn lớn. Đây là một trong những lý do khiến kho bạc của đế chế La Mã bị cạn kiệt trong thời gian Nero cai trị.
Thậm chí, hoàng đế Nero cho xây dựng "Domus Aurea" (Cung điện vàng) ở trung tâm Rome sau trận hỏa hoạn lớn. Đây là một trong những lý do khiến kho bạc của đế chế La Mã bị cạn kiệt trong thời gian Nero cai trị.
Hoàng đế Nero đã tự sát vào năm 68 sau Công nguyên, hưởng thọ 30 tuổi sau khi bị tuyên bố là kẻ thù của công chúng.
Hoàng đế Nero đã tự sát vào năm 68 sau Công nguyên, hưởng thọ 30 tuổi sau khi bị tuyên bố là kẻ thù của công chúng.
Việc phát hiện cây cầu dưới đáy sông Tiber khiến một số chuyên gia hoài nghi nó có thể được xây dựng trước thời kỳ cai trị của Nero.
Việc phát hiện cây cầu dưới đáy sông Tiber khiến một số chuyên gia hoài nghi nó có thể được xây dựng trước thời kỳ cai trị của Nero.
Theo quan điểm này, Pons Neronianus có thể được tái xây dựng từ một cây cầu trước đó. Để khẳng định điều này, các chuyên gia cần tìm kiếm những bằng chứng chắc chắn.
Theo quan điểm này, Pons Neronianus có thể được tái xây dựng từ một cây cầu trước đó. Để khẳng định điều này, các chuyên gia cần tìm kiếm những bằng chứng chắc chắn.
Theo các chuyên gia, cây cầu Pons Neronianus đã kết nối Rome với một khu vực không có nhiều sự phát triển vào thời điểm hoàng đế Nero cai trị.
Theo các chuyên gia, cây cầu Pons Neronianus đã kết nối Rome với một khu vực không có nhiều sự phát triển vào thời điểm hoàng đế Nero cai trị.
Cây cầu Pons Neronianus có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chiến lược và biểu tượng đối với Rome thời cổ đại. Một bên của cây cầu nằm gần khu vực nơi quân đội La Mã sẽ tập hợp để diễu hành trong chiến thắng và có khả năng là một phần của tuyến đường diễu hành.
Cây cầu Pons Neronianus có ý nghĩa quan trọng cả về mặt chiến lược và biểu tượng đối với Rome thời cổ đại. Một bên của cây cầu nằm gần khu vực nơi quân đội La Mã sẽ tập hợp để diễu hành trong chiến thắng và có khả năng là một phần của tuyến đường diễu hành.
Lộ trình chính xác của các cuộc diễu hành vẫn chưa thể khẳng định hoàn toàn nhưng khả năng cao là Pons Neronianus đóng vai trò là cây cầu bắc qua sông Tiber thời xưa giúp dân chúng thuận lợi trong việc đi lại.
Lộ trình chính xác của các cuộc diễu hành vẫn chưa thể khẳng định hoàn toàn nhưng khả năng cao là Pons Neronianus đóng vai trò là cây cầu bắc qua sông Tiber thời xưa giúp dân chúng thuận lợi trong việc đi lại.
Mời quý độc giả xem video: GS.TS Phan Văn Tân chia sẻ về ý nghĩa của công trình đầu tiên về hạn hán trên khu vực Đông Nam Á. Nguồn: Báo Tri thức & Cuộc sống thực hiện.

GALLERY MỚI NHẤT