Xem toàn bộ ảnh
Hiện nay, Triều Tiên sở hữu số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm ngắn (Hwasong-5/6 có tầm bắn 500-700km, KN-02 có tầm 170km) tới tên lửa đạn đạo tầm trung (Rodong có tầm 2.500km), tên lửa đạn đạo tầm xa Musudan có tầm 4.000km) và tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong. Tuy nhìn từ góc độ tiêu chuẩn hiện đại thì mức độ của tên lửa đạn đạo Triều Tiên tương đối lạc hậu, nhưng những tên lửa này vẫn có sức đe dọa lớn. |
Chưa cần tới tên lửa tầm trung, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-5/6 được phát triển dựa trên mẫu tên lửa Scud của Liên Xô có thể đạt tầm bắn 500-700km, lắp đầu đạn nặng 1 tấn. Nếu đặt chúng ở phía bên kia khu phi quân sự DMZ hoàn toàn có thể “phủ đầu” Seoul và nhiều thành phố khác. |
Nguyên nhân Hàn Quốc e ngại đối với tên lửa đạn đạo Triều Tiên là do cho đến nay, nước này vẫn chưa xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mang tính cả nước, nhưng trước khi hoàn thành, thì nước này chỉ có thể dựa vào hệ thống Patriot PAC-2 để phòng thủ điểm. |
Số lượng pháo hạng nặng của Triều Tiên thực sự gây sốc, đặc biệt là các loại pháo tầm xa (gồm cả pháo kéo, pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt). Nó tạo thành nỗi lo lớn của Hàn Quốc khi mà Triều Tiên có khả năng san phẳng Seoul chỉ trong vài giờ. |
Trong kho vũ khí khiến người ta “lạnh người” đó, 2 loại pháo có sức sát thương “nổi bật” nhất của Triều Tiên là: pháo tự hành KOKSAN 170mm (khoảng 500 khẩu) và pháo phản lực M1985, M1991 cỡ 240mm. Cả hai loại pháo này đều có thể đạt tầm bắn lên tới 40-60km, sức hủy diệt cực kỳ khủng khiếp. |
Đầu đạn hạt nhân là vũ khí quan trọng nhất trong kho trang bị quân sự của Triều Tiên. Vai trò chủ yếu của vũ khí hạt nhân Triều Tiên là ngăn chặn ý đồ lật đổ chế độ của các thế lực bên ngoài. Theo báo cáo xuất bản ngày 16/6/2014 của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm thì Triều Tiên sở hữu 6-8 đầu đạn hạt nhân. Dù vậy, khó mà biết con số thực sự là bao nhiêu. |
Thế giới bên ngoài cho rằng, hiện nay Triều Tiên thiếu công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm vươn tới Mỹ. Tuy nhiên, Triều Tiên có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở trong đường ngầm dưới đất Hàn Quốc, hoặc thông qua việc vận chuyển bằng máy bay vận tải, tàu ngầm và tàu cá ngụy trang vào khu vực biển Hàn Quốc. |
Tờ National Interest cho rằng, lý do Hàn Quốc sợ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, không chỉ là do nó có sức hủy diệt lớn, mà là do sự hiện diện của nó làm cho chính quyền Triều Tiên khó có thể sụp đổ. Đồng thời, nó còn làm cho các yếu tố bất ổn trong nước của Triều Tiên càng nguy hiểm hơn. |
Từ lâu Triều Tiên luôn được biết đến là nước nổi tiếng với vũ khí hóa học. Không giống với những tuyên bố hùng hồn về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên giữ một thái đội tương đối kín đáo đối với vũ khí hóa học, cũng không đe dọa sử dụng nó để đối phó với Hàn Quốc và Mỹ. Theo một số báo cáo, Triều Tiên có khoảng 2.500-5.000 tấn vũ khí hóa học. |
Nguyên nhân Hàn Quốc sợ vũ khí hóa học phần lớn do mật độ dân số đặc biệt là ở Seoul và xung quanh Seoul, một khi bị tấn công vũ khí hóa học, thương vong dân sự có thể cao hơn so với dự kiến. |
Triều Tiên có hàng chục tàu ngầm mini, có thể được phân loại là vũ khí khiêu khích. Chính quyền Triều Tiên có vũ khí kiểu khiêu khích để tạo ra các vụ bạo động, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới trong thời bình, đồng thời giảm thiểu khả năng leo thang. Ví dụ điển hình là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Giới chức Hàn Quốc luôn tin rằng tàu ngầm mini của Triều Tiên là tác giả vụ tấn công. |
Theo National Interest, tính đến thời điểm hiện nay, quân đội Triều Tiên tổng cộng có hơn 40 tàu ngầm mini kiểu Sang-O. Lượng giãn nước của tàu ngầm này là 325 tấn, trang bị 4 ống phóng ngư lôi. Ngoài ra, hải quân nước này còn có tàu ngầm mini lớp Yono có lượng giãn nước 130 tấn, trang bị 2 ống phóng ngư lôi. Trong ảnh là tàu ngầm lớp Sang-O của Triều Tiên bị Hàn Quốc bắt giữ năm 1996. |
Dù mức độ nguy hiểm của tàu ngầm Triều Tiên được đánh giá là tương đối thấp, nhưng Hàn Quốc vẫn cảm thấy e ngại đối với loại vũ khí này. Một phần nguyên nhân vì với kích cỡ nhỏ, tiếng ồn khi hoạt động thấp, tàu ngầm Triều Tiên có thể là công cụ chở quân đột nhập vào bờ biển (tháng 9/1996, tàu ngầm Sang-O đã chở 26 lính đặc nhiệm Triều Tiên đột nhập đột nhập đường biển thành công vào Hàn Quốc), phục kích các tàu chiến Hàn Quốc. |