Hàn Quốc đang trở thành “ông lớn” trong làng xuất khẩu vũ khí
Hàn Quốc đang trở thành "ông lớn" trong làng xuất khẩu vũ khí, khi đã xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia NATO. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền công nghiệp quốc phòng của quốc ga này.
Tiến Minh (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Vào ngày 27/7, Ba Lan và Hàn Quốc đã chính thức ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt được mong đợi từ lâu; đó là việc chuyển giao hơn 1.500 xe tăng, pháo tự hành và 48 máy bay chiến đấu. Sự kiện này có thể đánh dấu mốc Hàn Quốc trở thành "nhà lãnh đạo" thị trường vũ khí toàn cầu.
Hiện nay, vũ khí của Hàn Quốc ngày càng được công nhận trong một số lĩnh vực và có khả năng cạnh tranh cao hơn, so với các đối tác của họ được sản xuất ở phương Tây hoặc Nhật Bản. Điều quan trọng là vũ khí do Hàn Quốc sản xuất, đều tương thích với tiêu chuẩn của khối quân sự NATO.
Ba sản phẩm vũ khí được Ba Lan mua của Hàn Quốc, theo hợp đồng mới ký, là xe tăng K2 Black Panther, lựu pháo tự hành K9 Thunder và máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50.
Kể từ đầu thập niên 1980, các nước phương Tây rất ít đưa ra những mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) mới; đáng kể nhất chỉ có phiên bản Challenger 2 của Anh, nhưng được sản xuất với số lượng rất nhỏ và được đưa vào sử dụng vào năm 1998.
MBT K2 đại diện cho một phương tiện chiến đấu của thế kỷ 21, với tính năng kỹ chiến thuật gấp đôi với các đối thủ phương Tây; đặc biệt là K2 sử dụng hệ thống nạp đạn tự động - một tính năng phổ biến đối với xe tăng Nga và Trung Quốc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên MBT của phương Tây.
Đặc điểm đáng chú ý là vũ khí của Hàn Quốc, đều sản xuất theo chuẩn vũ khí của khối NATO, ví dụ pháo chính của xe tăng K2 là 120mm, khắc hẳn với cỡ pháo tiêu chuẩn 125mm được sử dụng trên xe tăng Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.
Xe tăng K2 được coi là phiên bản MBT thế hệ thứ tư, trong khi đó các quốc gia phương Tây hiện chưa nước nào sở hữu MBT thế hệ 4 và các dự án MBT thế hệ 4 của họ vẫn còn nằm trên giấy. Xe tăng K2 được coi là đối thủ ngang tầm với xe tăng T-14 của Nga.
Ba Lan không phải là quốc gia thành viên NATO duy nhất dự kiến đặt hàng lớn cho các vũ khí này; trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã ký với Hàn Quốc sản xuất hơn 1.000 chiếc K2 theo giấy phép trong nước, dưới phiên bản Atlay nội địa; trong khi Na Uy được coi là một trong những khách hàng tiềm năng.
Với mức giá chỉ tương đương với MBT M1A2 Abrams của Mỹ và Leopard 2A7 của Đức, nhưng hiện là những mẫu xe tăng duy nhất của phương Tây còn đang được sản xuất. Tuy nhiên chúng đều là các biến thể hiện đại hóa, của những thiết kế đã ra đời hơn 40 năm; do vậy K2 dự kiến sẽ giành được thị phần ngày càng tăng, ở các quốc gia liên kết với phương Tây.
Cùng với xe tăng K2, pháo tự hành K9 Thunder cũng được coi là vũ khí tương thích với tiêu chuẩn của NATO, và trên thế giới chỉ có đối thủ cạnh tranh là PLZ-05A, PLZ-52 của Trung Quốc và 2S35 Koalitsiya-SV của Nga; mặc dù pháo tự hành 2S35 của Nga, chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế.
Cả xe tăng K2 và pháo tự hành K9 đều cho thấy lợi thế quan trọng của Hàn Quốc với tư cách là một nhà xuất khẩu vũ khí lớn và uy tín; đó là quy mô của các cơ sở công nghiệp dân dụng và năng lực công nghiệp quân sự của nước này.
Ví dụ, pháo tự hành K9 có thể được sản xuất với sản lượng 200 khẩu mỗi năm, điều kiện giao hàng nhanh chóng, năng lực hỗ trợ bảo hành hùng hậu, hứa hẹn nâng cấp liên tục và chi phí giá thấp hơn, nhờ quy mô nền kinh tế quốc phòng lớn của Hàn Quốc.
Bên cạnh những thành công của K2 và K9, tiêm kích FA-50 gần như độc quyền trong số các máy bay chiến đấu cùng tầm trọng lượng của nó, ở các quốc gia liên kết với phương Tây; hiện chỉ có Gripen của Thụy Điển là đối thủ ngang hàng, nhưng chi phí cao gấp mấy lần và chú trọng nhiều hơn đến tác chiến trên không.
Trên thực tế, FA-50 là một phiên bản gần của máy bay huấn luyện T-50, hiệu suất được coi là loại có năng lực nhất của máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Các biến thể huấn luyện và chiến đấu của T-50, đã được xuất khẩu rộng rãi từ Senegal, Iraq đến Philippines và Indonesia. Đáng chú ý là cả Mỹ và Canada đều sử dụng loại máy bay này.
Lợi thế về năng lực công nghiệp của Hàn Quốc, trong việc hoàn thành các hợp đồng, đã được thể hiện qua khả năng giao đủ 12 chiếc FA-50 vào giữa năm 2023, và tất cả 48 chiếc FA-50 có khả năng được giao trước khi Ba Lan nhận chiến đấu cơ tàng hình F-35, được đặt hàng nhiều năm trước từ Mỹ.
Điều này đặc biệt quan trọng, khi Warsaw cân nhắc việc chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29, hiện đang phục vụ trong biên chế cho Ukraine, trong bối cảnh an ninh khu vực diễn biến phức tạp.
Mặc dù việc Hàn Quốc sẵn sàng chuyển giao công nghệ và cho phép sản xuất máy bay FA-50 ở Ba Lan, nhưng lợi thế về chất lượng của vũ khí sản xuất ở Hàn Quốc, so với các đối thủ cạnh tranh và khả năng giao hàng rất nhanh; yếu tố này đã khiến Hàn Quốc trở thành một nhà cung cấp vũ khí lớn trên thế giới.