Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook vào tháng 6/2021 đã thông báo, nước này có kế hoạch chi 2,89 nghìn tỷ won (2,6 tỷ USD), để phát triển hệ thống phòng không giống như hệ thống Iron Dome, mà Israel sử dụng. |
Vào tháng 5/2021, các khẩu đội Iron Dome của Israel đã được cho là bắn hạ 90% trong số khoảng 1.500 tên lửa không điều khiển, do Hamas bắn tới các khu vực đông dân cư của Israel, trong tổng số 4.300 quả đã được phóng đi. |
Tuy nhiên, một hệ thống Vòm Sắt của Hàn Quốc không thể đánh chặn với 4.300 quả đạn chỉ trong một giờ, nếu Triều Tiên tấn công miền Nam; và rất ít hơn trong số những quả đạn đó, sẽ đi chệch mục tiêu. |
Ngay bên kia khu vực phi quân sự cách đó 30 km, Quân đội Triều Tiên đã triển khai hàng trăm hệ thống pháo tầm xa, mà Bình Nhưỡng đã nhiều lần đe dọa biến khu vực thủ đô Seoul, nơi sinh sống của hơn 25 triệu dân, thành một “biển lửa”. |
Kho vũ khí của Quân đội Triều Tiên đáng chú ý bao gồm khoảng 500 pháo tự hành Koksan 170 mm, có tầm bắn vươn tới các quận phía tây bắc của Seoul và khoảng 200 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) cỡ lớn, phóng các quả đạn cỡ 240 mm và 300 mm vào các mục tiêu từ 60-200km. |
Các hệ thống pháo tầm xa của Triều Tiên có công nghệ thấp hơn, nhưng có số lượng lớn hơn nhiều, so với tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên; mà Hàn Quốc hiện đang chống lại, bằng các loại tên lửa phòng không Patriot, KM-SAM và THAAD. |
Một nghiên cứu được xuất bản bởi Nautilus Institute vào năm 2012 kết luận rằng, mối đe dọa từ các trận địa pháo của Triều Tiên đã được thổi phồng quá mức. Nhưng với một loạt hỏa lực ban đầu từ pháo binh Triều Tiên, sẽ làm thiệt mạng khoảng 2.800 người nếu tập trung vào các mục tiêu quân sự, hoặc 29.661 nếu tập trung vào các mục tiêu dân sự. |
Trong thông báo của mình, Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Wook thừa nhận rằng, hệ thống Vòm sắt của Hàn Quốc, sẽ được thiết kế cho một kịch bản thách thức lớn hơn nhiều so với Iron Dome của Israel; ngoài ra có hiệu quả chống lại tên lửa tầm ngắn và UAV. |
Cơ quan Quản lý Chương trình quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc đã lưu ý rằng, hệ thống “Vòm sắt” phiên bản Hàn Quốc, dự kiến sẽ hoàn thành phát triển vào năm 2035; mặc dù “sự phát triển của các công nghệ cốt lõi tiên tiến” có thể rút ngắn thời gian hai năm. |
Sự quan tâm của Hàn Quốc đến hệ thống Vòm Sắt lần đầu vào năm 2010, sau khi Triều Tiên pháo kích vào đảo Yeongpyeong, khiến 4 người thiệt mạng. Mặc dù một ủy ban độc lập kết luận, Iron Dome hiện nay, sẽ không thể làm gì trước những “cơn mưa đạn” chính xác của pháo binh Triều Tiên. |
Nhưng hiện tại Seoul vẫn quyết tâm, khi tìm cách mua lại công nghệ Iron Dome từ Israel, để đổi lấy việc bán các máy bay huấn luyện phản lực, được chế tạo trong nước của Hàn Quốc. Cùng với đó là đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, nhằm tận dụng sức mạnh công nghệ của Hàn Quốc. |
Vấn đề nan giải vẫn là Quân đội Triều Tiên có nhiều đạn pháo và tên lửa tầm xa hơn Hamas hay Hezbollah; bên cạnh đó là trình độ sử dụng pháo binh và mức chính xác của pháo binh Triều Tiên rất cao; tuy nhiên Hàn Quốc phải bảo vệ các khu vực đô thị lớn hơn và đông dân hơn. |
Israel có thể phóng đi một tên lửa Tamir trị giá 40.000 USD, để đánh chặn một tên lửa “thủ công” trị giá 100 USD, vì nguồn lực hạn chế của Hamas cũng chỉ chế tạo được những tên lửa như vậy (mặc dù 40.000 USD là một mức giá rất thấp của tên lửa đất đối không). |
Hàn Quốc cũng không thiếu tiền, nhưng hỏa lực mà pháo binh Triều Tiên có thể tạo ra còn lớn hơn nhiều lần của Hamas; thậm chí đến mức “bão hòa” và không có bất kỳ một hệ thống đánh chặn nào có thể chịu đựng được. |
Công bằng mà nói, vẫn chưa rõ liệu Triều Tiên có thực hiện những lời đe dọa, tập trung hỏa lực vào các khu vực dân sự hay không, bởi vì đó thực sự là một quyết định chiến thuật khá khủng khiếp cũng như một hành động tàn bạo. |
Nhưng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu pháo binh Triều Tiên bắn trực tiếp vào các mục tiêu quân sự; đặc biệt là khi, các đơn vị pháo binh của Triều Tiên, có thể bị tiêu hao nhanh chóng trước hỏa lực phản công của Hàn Quốc và Mỹ. |
Bộ trưởng Wook cũng gợi ý các công ty Hàn Quốc nên phát triển phiên bản trong nước tương đương với Vòm Sắt của Israel. Tuy nhiên, vẫn có thể được thu xếp được chuyển giao công nghệ với Israel, vì Hàn Quốc đã sử dụng radar phòng không Green Pine của Israel. |
Có khả năng hệ thống Iron Dome đã được bố trí trên lãnh thổ Hàn Quốc, thông qua Quân đội Mỹ; có nguồn tin cho biết, Mỹ đã biên chế hai khẩu đội vào tháng 11/2020, để bảo vệ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD, khỏi các mối đe dọa từ pháo phản lực tầm xa của Triều Tiên. |
Trong hai thập kỷ qua, Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển các loại vũ khí phòng không công nghệ cao; và họ đang mong muốn có một hệ thống phòng không tương tự “Vòm sắt” của Israel, để bảo vệ tầm thấp trong hệ thống Phòng thủ Tên lửa - Phòng không hiện có của Hàn Quốc. |
Câu hỏi là Hàn Quốc sẽ sử dụng hệ thống “Vòm Sắt” của họ trên phạm vi rộng như thế nào, trước mối đe dọa về số lượng khổng lồ pháo binh của Triều Tiên? Nếu dân chúng Hàn Quốc kỳ vọng vào một lá chắn đạn pháo bất khả xâm phạm, thì có nguy cơ họ sẽ thất vọng. |
Nhưng một hệ thống chống tên lửa của Hàn Quốc tương tự như Vòm sắt của Israel, có thể giúp Hàn Quốc bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng và nếu được triển khai hợp lý, có thể bảo vệ các trung tâm dân cư, cũng có thể giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng trước các cuộc pháo kích của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Fickr. |