Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5

Kể từ tháng 5/2023, hàng loạt chính sách mới về đất đai, nộp phạt vi phạm hành chính và giáo dục sẽ có hiệu lực.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Nghị định số 10 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được Chính phủ ban hành ngày 3/4 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5. Nghị định đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách đất đai nhằm thực hiện chủ trương chung của Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, người dân và doanh nghiệp.
Hang loat chinh sach quan trong co hieu luc tu thang 5
Nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 5.
Theo đó, Nghị định bổ sung Điều 17a vào Nghị định số 43 về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Cụ thể, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai. Trường hợp đấu giá một thửa đất hoặc một dự án gồm một hoặc nhiều thửa đất mà có hai công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì chỉ được một công ty tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên.
Bên cạnh đó, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Nghị định 43.
Đồng thời, phải nộp tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác.
Nghị định cũng quy định chi tiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) qua mạng. Theo đó, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bằng hình thức trực tuyến và nhận hồ sơ qua bưu điện, mà không phải trực tiếp đến tận cơ quan quản lý để thực hiện như trước.
Quy định tiêu chí phân loại phim
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 05 quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5.
Thông tư gồm 6 điều, quy định tiêu chí phân loại và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phổ biến phim.
Mức phân loại phim theo tiêu chí phân loại được xếp từ thấp đến cao như sau: Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; loại C: Phim không được phép phổ biến.
Tiêu chí phân loại phim bao gồm: Tiêu chí về chủ đề, nội dung; về bạo lực; về khỏa thân, tình dục; về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; về kinh dị; về ngôn ngữ thô tục; về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Ngoài ra, Thông tư còn bao gồm các nội dung về: Nguyên tắc phân loại phim; nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim; nguyên tắc thực hiện cảnh báo; nội dung hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo…
Những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo quy chế mới
Hang loat chinh sach quan trong co hieu luc tu thang 5-Hinh-2
Ảnh minh hoạ 
Thông tư số 06/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 9/5.
Trong đó, quy định vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi theo Quy chế mới chỉ bao gồm: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý.
Sửa đổi quy định về cộng điểm ưu tiên
Cũng tại Thông tư 06/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung liên quan đến cộng điểm ưu tiên của thí sinh.
Những đối tượng thuộc diện cộng 0,25 điểm ưu tiên, đó là: Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2/3 thời gian học cấp THPT.
Những đối tượng thuộc diện cộng 0,5 điểm ưu tiên, đó là: Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 3 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135 của Thủ tướng (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải VN: Hiến máu là cách để sống đẹp lên

Là hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, công việc bận bịu, nhưng thầy Phạm Xuân Dương vẫn dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, hiến máu nhân đạo...

Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len

PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ, năm 1995, khi là giảng viên khoa Máy và được cử sang Nhật đào tạo, một lần, thầy Dương được tham gia hiến máu nhân đạo tại xe lưu động. Đó là lần đầu tiên và cũng là cơ duyên cho chuỗi hành trình làm việc thiện, hiến máu cứu người sau này. 

Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-2
 Năm 2009, khi còn là hiệu phó, nhận thấy Trường Đại học Hàng hải có nguồn lực dồi dào, các bạn sinh viên khoẻ mạnh, nhưng hoạt động hiến máu còn rất hạn chế, thầy Phạm Xuân Dương đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Trường để triển khai tổ chức hiến máu nhân đạo. Cũng kể từ đấy, hoạt động hiến máu nhân đạo của trường có nhiều thay đổi tích cực.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-3
Ngày 07/04/2012, dưới sự khởi xướng của thầy Phạm Xuân Dương, CLB Vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập. Đây cũng là CLB tiên phong trong công tác hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, với sự tham gia hỗ trợ của hơn 60 thành viên. Ngoài các hoạt động hiến máu, CLB còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện khác như tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em tại làng trẻ hoa Phượng, Tết sinh viên, gói bánh chưng, tặng quà cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong trường... 
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-4
Với vai trò là thành viên ban cố vấn, định kì, thầy Phạm Xuân Dương sẽ có một buổi làm việc với các thành viên trong CLB để đưa ra kế hoạch, phương hướng hoạt động. Công tác tuyên truyền, vận động được các thành viên trong CLB tăng cường đẩy mạnh. Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức về ý nghĩa của việc hiến máu và những e ngại về sức khỏe sau khi hiến máu của nhiều người đã được dần thay đổi. 
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-5
 Phong trào hiến máu nhân đạo tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng khắp, đối tượng tham gia hiến máu cũng được mở rộng. Với mục tiêu ban đầu về nguồn lực hiến máu là các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường thì nay nhiều người dân từ các ngành nghề khác cũng tích cực tham gia hiến máu, có những người hiến máu đến 20 lần.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-6
 Nhận thấy lượng người hiến máu trong trường rất lớn nên thầy Dương đã đề xuất với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp đặt 1 phòng hiến máu cố định tại Trường. Năm 2018, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, đây cũng là mô hình đầu tiên của Hải Phòng.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-7
Hiện tại, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải được đầu tư với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc hiến máu, tiếp máu. Đều đặn cứ 2 tuần 1 lần vào ngày thứ 5 sẽ có 1 đợt hiến máu, mỗi đợt như thế thu hút từ 75-100 đơn vị máu. 
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-8
 Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thường xuyên phối hợp cùng với thường trực Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hải Phòng và Trung tâm Huyết học và truyền máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, tổ chức các chương trình hiến máu nhân đạo trọng điểm của thành phố như “Lễ hội Xuân Hồng”, “Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu 07/04”, “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu”… Tại các ngày hội hiến máu tình nguyện, số đơn vị máu luôn vượt mức chỉ tiêu thành phố giao. Mỗi năm, trường thu được từ 2500-3000 đơn vị máu.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-9
 Để có được những thành công trong hoạt động hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thì ngay bản thân lãnh đạo nhà trường cũng luôn ý thức về việc làm gương đi đầu. Cũng chính vì vậy, suốt từ năm 2009 đến nay, PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tham gia 55 lần hiến máu nhân đạo, góp phần không nhỏ trong công tác cứu người.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-10
 Nói về quá trình hiến máu nhân đạo trong suốt những năm qua, thầy Phạm Xuân Dương cho biết, lúc đầu khi biết thầy đi hiến máu, mọi người trong gia đình rất lo lắng. Tuy nhiên khi được giải thích về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người và thấy sức khỏe của thầy lại tốt lên sau mỗi lần hiến máu nên người thân cũng rất động viên và ủng hộ. Hiện, vợ thầy cũng tham gia hiến máu được 17 lần, con gái 8 lần.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-11
 Không chỉ hiến máu ở trong trường, thầy Phạm Xuân Dương còn tham gia hiến máu ở rất nhiều câu lạc bộ khác trên địa bàn TP Hải Phòng. Kinh nghiệm của thầy Dương khi đi hiến máu không bị mệt, là hôm trước ăn uống đầy đủ hơn bình thường, hiến máu xong không nên vận động nặng trong vòng một ngày. Hiến máu đều đặn, luyện tập thể thao kết hợp với dinh dưỡng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-12
“Máu là chế phẩm không sản xuất thương mại được, mình đi hiến máu giúp ích cho mọi người nên cảm thấy rất vui. Với mình, hiến máu là để răn mình, là cách để mình sống đẹp lên, đồng thời cũng là cách để giáo dục con cái qua hành động cụ thể, không cần nói những điều sáo rỗng, các con sẽ nhìn vào đấy để noi theo…”, thầy Phạm Xuân Dương chia sẻ. 
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-13
Bằng sự nỗ lực cố gắng và tâm huyết của những người lãnh đạo, trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trường nhiều năm liền là đơn vị lá cờ đầu trong phong trào vận động hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, được Ban Chỉ đạo hiến máu thành phố, Trung tâm Huyết học truyền máu trung ương đánh giá cao. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND TP Hải Phòng, Bộ Y tế, Hội chữ thập đỏ Việt Nam...  
Hieu truong Truong DH Hang hai VN: Hien mau la cach de song dep len-Hinh-14
 Năm 2013, PGS.TS Phạm Xuân Dương được vinh danh là 1 trong 100 tấm gương hiến máu tình nguyện tiêu biểu của cả nước.

>>> Mời độc giả xem thêm video Việc tốt của Nguyễn Ngọc Mạnh cũng xuất phát từ một việc tốt khác (Nguồn: VTV24):

Thiêng liêng lễ chào cờ Tổ quốc tại Trường Sa

Giữa trùng khơi sóng gió, nghi lễ chào cờ của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Trường Sa diễn ra trang nghiêm và xúc động.

Từ ngày 22 đến 28/4, Đoàn công tác số 7 do Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đình Hùng, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đã thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa; đồng thời tham gia nghi lễ chào cờ và duyệt đội ngũ tại đảo Trường Sa.

Tin mới