Hàng loạt công trình xây trái phép, lấn chiếm hành lang đê sông Hồng?
(Kiến Thức) - Nhiều diện tích đất ở khu vực tổ 36 phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội) nằm sát với đê sông Hồng đang được san lấp, đổ nền, xây dựng trái phép rầm rộ.
Bảo Ngân
Phản ánh tới báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân ở phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, TP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây tại tổ 36 phố Bắc Cầu (Ngọc Thuy) tái diễn tình trạng hàng loạt công trình xây dựng trái phép một cách ngang nhiên nhưng không thấy cơ quan chức năng sở tại xử lý dứt điểm gây bức xúc.
Phản ánh cho hay, một trong số công trình xây trái phép hiện nằm sát hành lang đê sông Hồng. Thậm chí còn có một số diện tích đất đang được san lấp, đổ nền, xâm lấn ra phía sông Hồng để chuẩn bị thi công các công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Mời độc giả xem video: Nhiều diện tích đất đang được san lấp, đổ nền, công trình xây lấn chiếm trái phép ra phía sông Hồng ở tổ 36 phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy.
Tiếp nhận thông tin, trong tháng 5 và tháng 6/2019, PV Kiến Thức đã “mục sở thị” khu vực tổ 36 phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội) và nhận thấy, những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở.
Theo quan sát của PV, hiện nhiều diện tích đất nằm sát với bờ đê sông Hồng trực thuộc tổ 36 phố Bắc Cầu đã và đang được san lấp mặt bằng một cách rầm rộ, lộ thiên. Tại một số vị trí mà người dân phản ánh thì “chủ đất” đã đổ xong nền bê tông, dựng bờ kè, quây tôn, xây các công trình phụ, thậm chí là khoan giếng nước…
Nhiều diện tích đất đang được san lấp.
Các công trình đang đổ móng bê tông, dựng trái phép.
Đáng chú ý, là tại khu vực phản ánh còn xuất hiện một khu nhà vườn được xây dựng rất hoành tráng sát với sông Hồng giống như khu nghỉ dưỡng, với hệ thống đèn điện lắp ráp đầy đủ, bên trong khuôn viên trang trí rất lung linh, đẹp mắt.
Trước vấn đề này, dư luận không khỏi thắc mắc: Ai đang tiếp tay cho những công trình xây dựng trái phép như vậy?. Tại sao các công trình xây trái phép, xâm chiếm hành lang đê sông Hồng lại vẫn ngang nhiên tồn tại mà không bị cơ quan chức năng xử lý hay cưỡng chế?
Khu nhà vườn được trang trí, xây dựng một cách hoành tráng.
Nhiều công trình phụ được xây dựng phía sau lấn ra sông Hồng.
Liên quan đến vấn đề trên, PV Kiến Thức đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Quốc Văn - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, và được vị này cho biết, ngay khi phát hiện sự việc phường đã đến lập biên bản, xử phạt hành chính vi phạm.?
Khi PV tiếp tục liên hệ yêu cầu vị Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy cung cấp các biên bản xử phạt, cũng như hồ sơ liên quan đến một số khu vực xây dựng sai phạm thì ông Văn liên tục báo bận vì phải đi họp và bị ốm?.
Kiến Thứcsẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Khoản 2, Điều 23, Luật Đê điều quy định về hành lang bảo vệ đê như sau:
- Hành lang bảo vệ đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua KDC, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
- Hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
Những biệt thự xây dựng trái phép, sai phép của quan chức Việt
(Kiến Thức) - Thời gian vừa qua, nhiều căn biệt thự xây dựng trái phép, sai phép của các quan chức Việt đã bị phát hiện...
1. Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai xây nhà trái phép Thông tin phản ánh trên báo Người lao động cho hay, biệt thự xây dựng trái phép của ông Nguyễn Văn Đấu - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai rộng 2.000 m2 tại ấp Trần Hưng Đạo, xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Tuổi trẻ.
Bên trong khu biệt thự xây dựng trái phép của Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai gồm một ngôi nhà chính khá đẹp mắt, bên phải và phía sau là nhà nghỉ mát được làm kiên cố bằng xi măng và gỗ. Xung quanh là vườn cây, diện tích sân khá rộng và có cả các cột đèn cao áp chiếu sáng. Bao quanh biệt thự là tường cao 2 m, chắn tầm mắt từ bên ngoài nhìn vào. Ảnh: Người đưa tin.
Theo hồ sơ của cơ quan liên quan thuộc UBND huyện Thống Nhất, khu biệt thự của ông Nguyễn Văn Đấu nằm trên 2 thửa đất do ông Đấu đứng tên: thửa 15 tờ 34 và thửa 71 tờ 34 thuộc sơ đồ đất xã Xuân Thạnh. Ảnh: Người lao động.
TMS Hotel Da Nang Beach: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất
(Kiến Thức) - Khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach có vị trí thuận tiện trên tuyến đường trung tâm Võ Nguyên Giáp ngay sát biển Mỹ Khê. Được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2018, TMS Hotel trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach với quy mô 25 tầng nổi, 2 tầng hầm, gồm 228 căn hộ được biết đến với những giá trị “vàng”: vị trí thuận tiện ngay sát biển Mỹ Khê, thiết kế vô cùng độc đáo, khác biệt cộng hưởng với hệ thống các tiện ích cao cấp, sang trọng. Đặc biệt với định hướng phát triển bền vững, chủ đầu tư Tập đoàn TMS đã áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay góp phần bảo vệ môi trường trong xanh, sạch đẹp cho thành phố du lịch Đà Nẵng.
Khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach
Theo tìm hiểu được biết, hệ thống xử lý nước thải tại khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach được xây dựng theo công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải, đang được áp dụng rất nhiều bởi tính năng hiệu quả xử lý cao.
Công nghệ MBBR là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí. Nước thải sau khi xử lý bằng công nghệ MBBR đều đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án TMS Hotel Da Nang Beach được phê duyệt tại QĐ số 3009/QĐ – UBND ngày 5/6/2017 của UBND TP. Đà Nẵng. Với yêu cầu đánh giá tác động môi trường chỉ cần nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B nhưng với công nghệ MBBR mà khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach đang áp dụng thì chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều này cho thấy chủ đầu tư Tập đoàn TMS hoàn toàn chủ động, tích cực và nghiêm túc trong việc hoàn thiện dự án khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach cũng như các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mà Tập đoàn đang phát triển.
Với báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt quy chuẩn, ngày 28/8/2018, Công ty thoát nước và xử lý nước thải TP. Đà Nẵng đã có công văn số 562//CTTNXLNT-KT về việc cấp phép đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị cho dự án khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach.
Ngày 7/9/2018, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng tiếp tục ra quyết định cấp giấy phép số 8181/GPĐNTN – SXD cho khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach được phép đấu nối hệ thống nước mưa và nước thải đã qua xử lý vào hệ thống thoát nước đô thị theo quy định hiện hành và hoàn toàn không xả thải trực tiếp ra biển gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải của khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach đảm bảo hoạt động xả thải theo đúng quy định. Chủ đầu tư Tập đoàn TMS cho biết bên cạnh việc thực hiện xử lý nguồn nước thải theo đúng quy định, công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống xả thải của khách sạn TMS Hotel Da Nang Beach luôn được siết chặt và thực hiện nghiêm ngặt để hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra.
Hà Nội: “Loạn” công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công
(Kiến Thức) - Hàng loạt công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công (Hà Nội), được xây dựng với đủ quy mô lớn nhỏ gây bức xúc dư luận.
Vừa qua, phản ánh đến báo điện tử Kiến Thức,nhiều người dân sinh sống trên địa bàn phường Định Công (Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho biết, mấy tháng nay trên địa bàn phường tái diễn tình trạng hàng loạt công trình xây dựng đua nhau “mọc” trái phép trên đất nông nghiệp, gây nhức nhối dư luận.
Theo phản ánh, tình trạng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp phường Định Công (Hà Nội) không phải mới xuất hiện, mà đã tồn tại từ nhiều năm trước. Đến nay, tình trạng này tái diễn một cách “sôi động” và rầm rộ hơn mà thôi.